Saturday, January 4, 2014

Bài học, Chủ Nhật 5-1-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI RÙA


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của loài rùa nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài rùa là loài sống ở nước, sắp xếp chỗ trú ngụ ở ngay trong nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên lan tỏa toàn thể thế gian với tâm ý bao la, vĩ đại, không đo lường được, không thù oán, không hãm hại, đồng hành với từ ái, có lòng thương tưởng đến sự lợi ích của tất cả các cá nhân có mạng sống và đang hiện hữu, rồi an trú. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài rùa nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rùa trong khi nổi lên ở trong nước thì ngước đầu lên nhìn xem, nếu nhìn thấy ai đó thì ngay tại nơi ấy lặn xuống, và chìm sâu (nghĩ rằng): ‘Chớ để những kẻ ấy nhìn thấy ta lần nữa.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, khi các phiền não xâm nhập thì nên lặn xuống hồ nước là cảnh giới (của đề mục thiền), và nên chìm sâu (nghĩ rằng): ‘Chớ để các phiền não nhìn thấy ta lần nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài rùa nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rùa sau khi đi ra khỏi nước thì sưởi ấm thân thể. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi đưa tâm ý ra khỏi việc ngồi, đứng, nằm, đi kinh hành thì nên sưởi ấm tâm ý ở sự nỗ lực đúng đắn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài rùa nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rùa sau khi đào đất thì sắp đặt chỗ ngụ ở nơi cô quạnh. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên dứt bỏ lợi lộc, tôn kính, tiếng tăm, nên đi sâu vào nơi trống vắng, cô quạnh, khu rừng lớn, khu rừng thưa, sườn núi, thung lũng, hang núi, nơi ít âm thanh, ít tiếng ồn, được tách biệt, nên đi đến chỗ trú ngụ ở ngay tại nơi cô quạnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài rùa nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upasena, con trai của Vaṅganta, nói đến:[3]
‘Vị tỳ khưu, vì nguyên nhân thiền tịnh, nên tới lui chỗ trú ngụ cô quạnh, ít tiếng ồn, được lai vãng bởi các thú dữ.’
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rùa trong lúc đi lang thang, nếu nhìn thấy cái gì hoặc nghe được cái gì, thì thu giấu các chân và cái đầu là thứ năm ở trong cái vỏ của mình, không cử động, có trạng thái im lặng, giữ yên, trong khi hộ trì thân thể.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, ở tất cả các nơi, trong khi các sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xâm nhập, thì không nên mở ra cánh cửa phòng hộ ở sáu căn, nên tập trung tâm trí, nên thực hành sự thu thúc, nên sống có niệm và có sự nhận biết rõ trong khi hộ trì Sa-môn pháp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của loài rùa nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu, bài Kinh Ví Dụ Con Rùa:
‘Tợ như con rùa đang thu lại các phần thân thể ở trong cái vỏ của mình, vị tỳ khưu trong khi tập trung lại các sự suy nghĩ của tâm, không bị lệ thuộc, không quấy rối kẻ khác, được hoàn toàn tịch tịnh, không chửi mắng bất cứ ai.’”
Câu hỏi về tính chất của loài rùa là thứ sáu.



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Người tu tập theo đặc tính của loài rùa có vẻ như "thu rút", thiếu dấn thân, xông xáo? - TT Pháp Tân

  2: Có câu "tăng ly chúng tăng tàn" nhưng ở đây khuyến kích đời sống độc cư vậy có mâu thuẩn chăng? - TT Pháp Đăng

  3:Phải chăng chỉ có một số người nào đó nên tu tập tâm từ (không phải là tất cả)? - ĐĐ Pháp Tín

 4:.Đến mực độ nào một tỳ kheo có thể tu tập một mình mà không cần sự dìu dắt của vị thầy? - TT Tuệ Siêu

 5. Trên phương diện tự lập của một tu sĩ có thể phân hai phương diện tài và đức chăng? TT Tuệ Siêu 


 6. Một người dễ "làm thân" với mọi người có phải là người có nhiều tâm từ? - TTTuệ Quyền & TTGiác Đẳng

No comments:

Post a Comment