Friday, January 24, 2014

Bài học, Thứ Bảy ngày 25-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
6. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA HƯ KHÔNG

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của hư không nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như hư không là hoàn toàn không thể nắm được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là hoàn toàn không bị nắm được bởi các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của hư không nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không được các vị ẩn sĩ, đạo sĩ khổ hạnh, chúng sanh, và các bầy chim thường lui tới. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên để tâm thường lui tới ở các pháp tạo tác (nhận biết rằng): ‘Là vô thường, khổ não, vô ngã.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của hư không nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không sẽ gây ra sự run sợ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho tâm bị kinh động về sự tiếp nối tái sanh ở tất cả các cõi, không nên tạo ra sự khoái lạc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của hư không nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không là vô biên, vô lượng, không thể ước lượng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có giới hạnh vô biên, có trí tuệ vô lượng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của hư không nên được hành trì.
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không là không dính mắc, không bị bám víu, không bị dựa dẫm, không bị vướng bận. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là không dính mắc trong mọi trường hợp: về gia đình, đồ chúng, lợi lộc, chỗ ngụ, sự vướng bận, và tất cả các phiền não, nên là không bị bám víu, không bị dựa dẫm, không bị vướng bận. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của hư không nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến trong khi giáo giới cho Rāhula, người con trai của mình:
‘Này Rāhula, cũng giống như hư không không trụ lại ở bất cứ chỗ nào. Này Rahula, tương tợ y như thế con hãy phát triển sự tu tập tương tợ hư không. Này Rahula, bởi vì đối với người đang phát triển sự tu tập tương tợ hư không, các xúc làm hài lòng, làm thích ý đã được sanh đi sanh lại sẽ không chiếm cứ tâm và tồn tại.’”



II. Thảo Luận: ĐĐ Pháp Tín điều hợp.
1. Tính chất thứ ba của hư không là gây lên sự rung sợ. Vậy một người hành giả tu tập, quán như thề nào để tâm kinh động về sự tái sanh luân hồi? - TT Tuệ Siêu
2. Tính chất thứ hai của hư không là không nắm bắt được. Thì một người tu tập, người tại gia hay xuất gia thì trong đời sống tu tập, trường hợp nào mình bị phiền não nắm bắt và trường hợp nào mình nắm bắt được phiền não? - TT Pháp Đăng
3. ĐĐ Pháp Tín tóm tắt bài học

No comments:

Post a Comment