Thursday, January 16, 2014

Bài học, Thứ Sáu 17-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI THUYỀN TRƯỞNG


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của người thuyền trưởng nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như người thuyền trưởng, ngày đêm, thường xuyên, liên tục, không xao lãng, gắng sức, ra sức, điều khiển con tàu di chuyển. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, trong khi kiểm soát tâm, nên kiểm soát tâm bằng sự tác ý đúng đường lối, ngày đêm, thường xuyên, liên tục, không xao lãng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người thuyền trưởng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Pháp Cú:[5]
‘Các ngươi hãy thích thú trong sự không phóng dật, hãy phòng hộ tâm của mình, hãy đưa bản thân ra khỏi chốn khổ đau, tợ như con voi bị vướng trong vũng bùn (cố gắng lê thân ra khỏi bãi lầy).’
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa đối với người thuyền trưởng bất cứ việc gì ở biển cả là tốt hay là xấu, tất cả các điều ấy đều được biết đến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên nhận biết thiện hay bất thiện, có tội lỗi hay không tội lỗi, hạ liệt hay cao quý, tối hay sáng hay có sự xen lẫn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người thuyền trưởng nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa người thuyền trưởng đánh dấu ở bộ phận điều khiển (nói rằng): ‘Chớ có người nào chạm đến bộ phận điều khiển.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm dấu ấn về sự thu thúc ở tâm rằng: ‘Chớ suy tư về bất cứ suy tư nào ác và bất thiện.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của người thuyền trưởng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:
‘Này các tỳ khưu, các ngươi chớ suy tư về các điều suy tư ác và bất thiện, như là sự suy tư về ái dục, sự suy tư về oán hận, sự suy tư về hãm hại.’”



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
 1. TTGiác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
2. Có thể chăng vừa nghiêm túc không xao lãng mà lại vừa có thể thong dong tự tại?- TT Pháp Ðăng
 3. Trong kinh điển có chỗ nào khẳng định là người tu chắc chắn sễ đắc đạo dù sớm hay muộn?- TT Tuệ Siêu 
4. Có thể nói rằng: "Hãy chứng đạo quả Dự Lưu rồi thì chắc chắn chứng đắc đạo quả A La Hán". Có đúng như vậy không? - TT Tuệ Siêu

No comments:

Post a Comment