Saturday, January 18, 2014

Bài học, Chủ Nhật ngày 19-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA BIỂN CẢ


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của biển cả nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như biển cả không sống chung với xác chết. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên sống chung với luyến ái, sân hận, si mê, ngã mạn, tà kiến, gièm pha, thù oán, ganh tỵ, bỏn xẻn, gian trá, xảo quyệt, lừa đảo, không hài hòa, hạnh kiểm xấu, và các bợn nhơ phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của biển cả nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, biển cả, trong khi cất giữ sự tích lũy nhiều loại châu báu là ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, xà cừ, đá quý, san hô, pha-lê, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo, thì che đậy lại, không vung vãi ở bên ngoài. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, sau khi chứng đắc nhiều loại châu báu đức hạnh là Đạo, Quả, thiền, sự Giải Thoát, định và sự chứng đạt, Minh Sát và sáu Thắng Trí thì nên che giấu, không nên đưa ra bên ngoài. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của biển cả nên được hành trì.

3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa biển cả sống chung với các chúng sanh to lớn vĩ đại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên sống nương tựa vào vị đồng Phạm hạnh, là người bạn tốt lành, ít ham muốn, tự biết đủ, nói về pháp từ khước, có lối sống giảm thiểu, hội đủ tánh hạnh, có liêm sỉ, khéo cư xử, đáng kính, đáng trọng, vị tuyên thuyết, có sự nhẫn nại với lời nói, vị la rầy, có sự chê trách điều xấu, vị giáo giới, vị giáo hóa, vị giải thích, vị chỉ dạy, vị thức tỉnh, vị khuyến khích, vị tạo niềm phấn khởi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của biển cả nên được hành trì.

4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa biển cả mặc dầu được làm đầy bởi trăm ngàn con sông như là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī, v.v... chứa đựng nước nguồn, và bởi các cơn mưa ở không trung, cũng không tràn qua khỏi bờ của nó. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên thực hiện việc vi phạm các điều học một cách cố ý vì lý do lợi lộc, tôn vinh, danh tiếng, đảnh lễ, kính nể, cúng dường, thậm chí có nguyên nhân là mạng sống. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của biển cả nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:
‘Này Pahārāda, cũng giống như đại dương có pháp bền vững không tràn qua khỏi bờ, này Pahārāda, tương tợ y như thế điều học nào đã được Ta quy định cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu có nguyên nhân là mạng sống, cũng không vi phạm điều ấy.’
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa biển cả không bị tràn đầy bởi tất cả các dòng sông Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī, và bởi các cơn mưa ở không trung. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên được thỏa mãn với việc đọc tụng, việc vấn hỏi, việc nghe, việc xác định, việc nhận thức, việc đã được chuyên sâu về Luật và Vi Diệu Pháp, việc tranh luận về Kinh, sự quy định từ, sự liên kết từ, sự phân tích từ, và Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng gồm chín thể loại. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của biển cả nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Bổn Sanh Sutasoma:[6]
‘Giống như ngọn lửa đang thiêu đốt cỏ và củi, hoặc là biển cả không được thỏa mãn với những dòng sông, này vị vua hạng nhất, y theo như vậy những bậc sáng trí này, sau khi lắng nghe, không được thỏa mãn với điều đã được khéo nói.’”



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Người tu Phật có nên hướng cầu đạo quả giác ngộ giải thoát chăng? (hay chỉ nên tu mà không mong cầu gì?) - TT Pháp Tân
2. Nếu so sánh thuận duyên và nghịch duyên thì điều nào dễ khiến hành giả lạc hướng nhiều hơn? - ĐĐ Pháp Tin
3. Làm thế nào để giữ được tâm hoan hỷ khi thân cận với một bậc giới đức cao trọng nhưng khó tính? - TT Tuệ Quyền
4 :  Làm thế nào để từ chỗ e ngại học hỏi bước sang cảnh giới hoan hỷ vô cùng khi nghiên cứu kinh điển?- TT Pháp Tân 




No comments:

Post a Comment