Tuesday, January 14, 2014

Bài học, Thứ Tư ngày 14-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CÁI NEO THUYỀN
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của cái neo thuyền nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như cái neo thuyền giữ chặt, duy trì con thuyền ở nơi biển cả to lớn khổng lồ, trên mặt nước bị hỗn độn, bị khuấy động bởi những đợt dồn dập của nhiều làn sóng, không cho lôi đi theo hướng chính hướng phụ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên giữ chặt tâm ở sự xung đột lớn lao vĩ đại của các suy tư, ở sự dồn dập của những làn sóng luyến ái, sân hận, si mê, không cho lôi đi theo hướng chính hướng phụ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cái neo thuyền nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa cái neo thuyền không nổi lên, nó chìm xuống thậm chí cả trăm cánh tay ở trong nước, nó giữ chặt con thuyền, duy trì ở vị trí. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên nổi lên ở trên đỉnh của lợi lộc, ở trên đỉnh của danh vọng, ở các sự lợi lộc, danh vọng, tôn vinh, kính nể, đảnh lễ, cúng dường, trọng vọng, nên duy trì tâm chỉ ở mỗi việc làm cho cơ thể được sống còn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cái neo thuyền nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, nói đến:
‘Giống như cái neo không nổi lên ở biển, mà chìm xuống, y như thế ấy các ngươi chớ nổi lên ở lợi lộc và tôn vinh, mà hãy chìm xuống.’”


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
 1:Nếu phát triển sự tập trung bằng một số sở thích như làm vườn, viết thư pháp ... có giúp ích cho sự tu tập chăng? - TT Tuệ Siêu
 2. Trong kinh thường đề cập tới quả phúc của một người tu tập (như trì giới) là "tiếng lành đồn xa".  Điều đó có thật sự đáng hoan hỷ với người tu tập? - TT Pháp Tân
 3. Phải chăng sự tập trung tâm ý (định tâm) luôn luôn là yếu tố quan trong đối với bất cứ hành giả nào? - TT Pháp Đăng
4. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học



No comments:

Post a Comment