Tuesday, January 7, 2014

Bài học, Thứ Tư 8-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI QU


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài quạ nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như loài quạ đi lang thang, dè dặt và e ngại, cẩn thận và đề phòng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên đi lại, dè dặt và e ngại, cẩn thận và đề phòng, với niệm được thiết lập, với các giác quan được thu thúc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài quạ nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài quạ sau khi nhìn thấy bất cứ thức ăn nào thì chia xẻ với đồng loại rồi mới ăn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, đối với các lợi lộc hợp pháp, được thọ nhận hợp pháp, thậm chí phần đã được đặt vào bình bát, đối với các lợi lộc có hình thức như thế không nên là vị thọ dụng mà không san sẻ với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài quạ nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, nói đến:

‘Vào lúc ta có sự thực hành khổ hạnh, nếu họ đem lại cho ta phần đã đạt được theo khả năng, thì ta phân chia cho tất cả, sau đó mới thọ dụng phần ăn.’”
Câu hỏi về tính chất của loài quạ là thứ chín.



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
 1. Phải chăng những vị tu hành "rộng rãi" thường không nghiêm túc hay ngược lại?-TT Pháp Tân 
 2. Người ta nói ai sống cẩn thận quá thì thiếu trí. Điều đó có đúng với sự phòng hộ và người tu chăng? - TT Tuệ Quyền
 3. Nói về phân chia vật cúng dường, có nên sử dụng những gì phát sanh cho việc khác hơn là phân chia cho những tu sĩ khác mà không lợi ích gì? - ÐÐ Pháp Tín
4. Người ta có quan niệm: ghét của nào trời giao của đó. Thái độ phòng hộ đối với trần cảnh có khiến chúng ta dể bị chi phối hơn chăng?TT Pháp Ðăng
 5. Phải chăng pháp lục hoà chỉ có thể áp dụng hoàn toàn đối với hàng xuất gia? - TT Pháp Tân


No comments:

Post a Comment