Wednesday, January 22, 2014

Bài học, Thứ Năm ngày 23-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
4. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA GIÓ

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của gió nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như gió thổi vào bên trong cụm rừng đã khéo được trổ hoa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thích thú ở bên trong khu rừng các đối tượng (của đề mục thiền) đã được trổ bông hoa cao quý của sự giải thoát. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của gió nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió làm lay động các lùm cây cối mọc ở trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đã đi vào bên trong khu rừng và trong khi đang suy xét về các pháp tạo tác thì nên làm lay động các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của gió nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió đi lại ở không trung. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên khiến cho tâm ý hoạt động ở các pháp vượt trên thế gian. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của gió nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió thưởng thức mùi hương. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thưởng thức hương thơm về giới của bản thân. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của gió nên được hành trì.
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió là không chỗ ngụ, không nhà ở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên được giải thoát ở mọi nơi, không chỗ ngụ, không nhà ở, không thân thiết. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của gió nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:
‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’”

VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNHcủa gió là thứ tư.



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1 . Ý niệm "vô sở trụ" của hành gỉả tu tập có   trái ngược với quan niêm "an cư mới lạc nghiệp" chăng? - TT Pháp Đăng
2 . "Gió vận hành trong hư không, hành giả nên hướng tâm vào pháp xuất thế". Pháp xuất thế là pháp gì? - ĐĐ Pháp Tín
3 . Có câu "Phật Pháp bất ly thế gian pháp" câu đó phù hợp hay không phù hợp với kinh điển thế nào? - TTTuệ Siêu
4 . Tại sao ý niệm "giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương" thường được nói đến trong văn học Phật giáo? - TT Tuệ Siêu

No comments:

Post a Comment