Saturday, January 25, 2014

Bài học, Chủ Nhật ngày 26-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
7. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA MẶT TRĂNG

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của mặt trăng nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như mặt trăng, trong khi mọc lên ở thượng huyền, phát triển thêm dần dần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên phát triển thêm dần dần về tánh hạnh, giới đức, phận sự, và pháp hành, về Kinh điển và sự chứng đắc, về thiền tịnh, về việc thiết lập niệm, về các quyền, về trạng thái các giác quan được canh phòng, về tính chất biết vừa đủ trong vật thực, về việc gắn liền với sự tỉnh thức. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của mặt trăng nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, mặt trăng có sự nổi bật vĩ đại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nổi bật vĩ đại về ước muốn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của mặt trăng nên được hành trì.

3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, mặt trăng di chuyển vào ban đêm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ẩn dật. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của mặt trăng nên được hành trì.

4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, mặt trăng có cung điện là biểu hiện. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có giới là biểu hiện. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của mặt trăng nên được hành trì.

5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, mặt trăng mọc lên, (là vật) được yêu cầu, được mong mỏi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, đã được yêu cầu, đã được mong mỏi, nên đi đến các gia đình. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của mặt trăng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu:
‘Này các tỳ khưu, giống như mặt trăng các người hãy đi đến các gia đình, hãy vô cùng dè dặt về thân, hãy dè dặt về tâm, luôn luôn là người mới ở các gia đình, không được thô tháo.’”



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Sống độc cư được xem là yếu tố quan trọng cho thiền tịnh vậy thì điều đó trái ngược với lời dạy "nên thân cận bạn lành" chăng?  - ĐĐ Pháp Tín
2. Sự cầu tiến của người tu tập nên hiểu thế nào? - TTTuệ Siêu
 3. Một tu sĩ thế nào gọi là khả kính, khả ái đối với người cư sĩ? - TT Pháp Đăng
 4: Dục thần túc có bao gồm những mong muốn học pháp, làm công quả... (hay chỉ là ước muốn thành tựu thiền định, đạo quả)? - TT Tuệ Siêu
 5. Câu nói "Pháp bảo vệ người thực hành chánh Pháp" nêu đuợc hiểu thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
 6. Những thí dụ đề cập ở đây phải chăng đặc biệt thích hợp với sở thích cá biệt của hành giả? - TT Pháp Đăng
7. TTGiác Đẳng tóm tắt bài học



No comments:

Post a Comment