Wednesday, January 15, 2014

Bài học, Thứ Năm 16-1-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CỘT BUỒM

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của cột buồm nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như cột buồm chịu đựng dây thừng, dây đai, và cánh buồm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ niệm và sự nhận biết rõ, nên có sự thực hành việc nhận biết rõ trong khi đi tới trong khi đi lui, khi nhìn qua khi nhìn lại, khi co tay khi duỗi tay, trong việc mang y hai lớp, bình bát, và y phục, khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, ở hành động đại tiện tiểu tiện, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi ngủ, khi thức, khi nói, khi im lặng. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của cột buồm nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

‘Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nên sống, có niệm, có sự nhận biết rõ; đây là lời dạy của chúng ta cho các ngươi.’”


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
 1. Tại sao chánh niệm giúp hành giả có sức chịu đựng bền chặt với sự tu tập? - TT Pháp Tân
2. Trước những chi phối trong lúc hành thiền thì chánh niệm phản ứng thế nào? - TT Pháp Đăng
3. Hành giả bảo vệ chánh niệm hay chánh niệm bảo vệ hành giả? - TT Tuệ Quyền
4. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học




No comments:

Post a Comment