Sunday, September 9, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 9-9-2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/9/2018



15. Kinh Ðại duyên (Mahànidàna sutta)
PHẦN III


Tổng quan Kinh Đại Duyên

Kinh Đại Duyên – Mahànidàna không có nghĩa là  kinh nói về đại duyên mà là duyên được nói trong một đại kinh.
Tôn giả Ananda, một thị giả trí tuệ tuyệt luân của Đức Phật, đã ca ngợi giáo lý duyên khởi rõ ràng là hết sức vi diệu, thâm thuý. Điều nầy khiến Đức Thế Tôn phải lên tiếng là không nên nói như vậy vì lý duyên khởi tế nhị khó hiểu, không đơn giản nằm trong sự lý luận của trí tuệ. 
Thế giới hiện tượng thuộc về tự nhiên như dầu pha với nước thì dầu nổi lên trên. Có những tác động duyên khởi không thể nói qua chiều kích thời gian: sanh duyên lão tử là một kiếp người trong lúc xúc duyên thọ thì chỉ là mảy may khoảnh khắc. Trong giáo lý duyên  khởi không có sự phân lập riêng biệt giữa vật chất và tâm thức: có thể thuần là tâm thức, có thể cả hai – bài kinh nầy lại nói thêm về sự tương tác mang tính xã hội. 
Theo sớ giải thì chữ duyên khởi bao hàm những tác động như sau:khiến tập khởi  (samudaya), là nguồn cội (nidàna), tạo thành (jàtika), định tánh (pabhava), nuôi dưỡng (àhàra), làm nền tảng (upanisà), tác động (upayàpeti)
 Về sự thâm sâu thì sớ giải nêu bốn phương diện: Nghĩa thâm sâu (atthagambhìratà), pháp thâm sâu  (dhammagambhìratà), tuyên thuyết thâm sâu (desanāgambhìratà), lãnh hội thâm sâu (pativedhagambhìratà. 
Bố cục bài kinh nầy tương đối có nhiều “điểm lạ” so với những bài kinh khác về lý duyên khởi: Trọn bài kinh không nhắc tới ba duyên khởi là vô minh, hành và lục nhập mà thức được xem là đầu mối. Từ điểm nầy Đức Thế Tôn giảng về bảy thức trú. Một số tác động mang tính tương quan xã hội cũng được nêu ra như xan tham, tranh chấp, trục lợi.. được nêu ra. 
Qua bài kinh kinh nầy thay vì chỉ định nghĩa từng duyên khởi như thế nào là ái, thế nào là thủ thì Đức Phật lại giải thích cụ thể tại sao ái duyên cho thủ.
Một điểm quan trọng của bài kinh là giải thích tại sao ngã chấp là sai lầm vì đi ngược với định lý duyên khởi.
Đoạn cuối của bài kinh Đức Phật giải về tám giải thoát - một hành trình mang tính tuần tự thành tựu hơn là chỉ xoáy vào một điểm. Mô tả nầy một lần nữa nêu rõ sự tu tập giải thoát là một tiến trình.
Ngài Ledi Sayadaw khẳng định nếu không nắm vững áo nghĩa của bài kinh nầy thì người học Phật rất dễ rơi vào  nhận thức sai lạc.

III: Ngã Chấp Và  Định Lý Duyên Sinh

Đại ý

Đại Kinh Duyên Khởi không đề đến vô minh bằng tên gọi nhưng nhấn mạnh quan kiến sai lạc về ngã, một dạng thức của vô minh. 
Có hai hình thức quan niệm về “cái ta”: 
Một là có mô tả, dù hạn lượng không không hạn lượng,: “hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".”
Hai là không có mô tả (suy nghĩ và hành động theo bản năng): “Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".
Đi xa hơn là sự tự nhận “cái ta” đó là gì?
Hoặc là sắc (ở đây chỉ cho thể xác): Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".

Hoặc là cảm thọ (Sớ giải nói rằng đây chỉ là đơn cử phải hiểu có cả tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn): “ngã được quan niệm như thọ trong câu: "Ngã của tôi là thọ". Hay trái lại: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ". Này Ananda, hoặc ngã được quan niệm như trong câu: "Ngã của tôi không phải là thọ, cũng không phải là không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ". Như vậy, này Ananda, ngã được quan niệm.”
Phương thức để xoá tan ảo giác ngã chấp là nhìn vào những điểm vô lý: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ nào cả, khi thọ đã tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: "Tôi là như vậy" chăng?" (Cách suy luận nầy giống như phép phản chứng trong lý luận học của Hy lạp “reductio ad absurdum”)


Giản lược chánh kinh

23. Này Ananda, có bao nhiêu lời tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".
24. Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và vô lượng người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai... hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi. Này Ananda, như vậy, là có bấy nhiêu lời tuyên bố về ngã.
25. Này Ananda, có bao nhiêu lời không tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".
26. Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng, người này không tuyên bố, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này. "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã không có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, như vậy là có bấy nhiêu lời không tuyên bố về ngã.
27. Này Ananda, dưới bao nhiêu hình thức, ngã được quan niệm? Này Ananda, ngã được quan niệm như thọ trong câu: "Ngã của tôi là thọ". Hay trái lại: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ". Này Ananda, hoặc ngã được quan niệm như trong câu: "Ngã của tôi không phải là thọ, cũng không phải là không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ". Như vậy, này Ananda, ngã được quan niệm.
28. Này Ananda, ai nói: "ngã của tôi là thọ". Người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả, có ba loại cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Trong ba loại thọ này, loại nào ông xem là ngã?"
Này Ananda, khi cảm giác một lạc thọ, chúng ta không cảm giác một khổ thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một lạc thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một khổ thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một khổ thọ thôi. Này Ananda, khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một khổ thọ, khi ấy chỉ cảm giác một bất khổ bất lạc thọ thôi.
29. Lại nữa, này Ananda, lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ananda, khổ thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ananda, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Khi cảm giác một lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi lạc thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi cảm giác một khổ thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi khổ thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi bất khổ bất lạc thọ ấy diệt mất, người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt".
Vậy những ai nói rằng: "Ngã của tôi là thọ", người ấy sẽ xem ngã của mình như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp sanh diệt. Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi là thọ".
30. Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả, chỗ nào không có một cảm thọ gì cả, chỗ ấy có thể xem là "Tôi có" được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ".
31. Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ nào cả, khi thọ đã tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: "Tôi là như vậy" chăng?"
- Bạch Thế Tôn, không!
- Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ".




ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Nếu một người đi giải phẩm thẩm mỹ để có một khuôn mặt “vừa ý”. Nếu có ai đó chê nét mặt trước kia không được đẹp thì người nầy không giận mà có thể vui bởi vì thấy “khuôn mặt đẹp bây giờ mới thật là mình”. Theo Phật học thì ý tưởng đó là chấp thủ nào sau đây? 
A. Chấp thủ “sắc uẩn là ta” /
B. Mang ngã chấp dựa trên một thời điểm hạn lượng (sau khi giải phẩu thẩm mỹ và trước khi già nua) /
 C. Chấp thủ ngã chấp với cái nhìn phiến diện (một khung thời gian, một mảng đời, một diện mạo được chăm chút khi nào đó) /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1. D

Trắc nghiệm 2. Phương thức quán chiếu để thấy danh sắc có sanh diệt, bị chi phối bởi nhiều nhân duyên để thấy chấp ngã là sai lầm (vô minh) là giống như phương pháp nào sau đây?
 A. Bài tà hiển chánh (nói cho đúng là tồi tà hiển chánh) /
 B. Nhặt rau hư bỏ đi để còn lại là rau tốt ăn được / 
C. Phép phản chứng (reductio ad absurdum) loại bỏ những thứ phi lý để có được điều hợp lý /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm 3. Nếu một người hãnh diện vì mình là đàn ông, là người miền nam, là người da vàng, là người theo Đạo Phật thì hệ quả nào sau đây có thể xẩy ra?
 A. Sẽ vui hơn VÌ TẤT CẢ ĐIỀU ĐÓ ĐỀU TỐT NHẤT / 
B. Sẽ dễ phiền não vì có nhiều mặt để “bị đụng chạm” /
 C. Có hay không có ngã chấp chẳng ảnh hưởng gì / 
D. Chỉ có ảnh hưởng vui buồn với người tu thiền

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3: B

Trắc nghiệm 4. Tại sao thường quán niệm sự sanh diệt thắp sáng tuệ giác, giảm thiểu phiền não? 
A. Vì thấy chấp ngã là ảo giác vì không thể có “cái ta thiên hình vạn trạng” như thế / 
B. Vì thấy khổ vui vốn là bản chất không thể tránh của cảm thọ vô thường /
 C. Sống nhẹ nhàng hơn với bản chất tự nhiên của cuộc sống /
 D. Ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Tại sao cái gì vô thường là khổ (hay tại sao cái gì sanh diệt thì bất toàn)?
 A. Khi bị diệt thì còn gì để gọi là hoàn hảo /
 B. Cái gì không ổn định thì tạo nên bất an / 
C. Quan niệm của chúng sanh thường là : nếu thật sự tốt phải lâu dài. /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D

Trắc nghiệm 6. Tại sao cái gì vô thường là khổ thì không thể nói cái đó “là của ta, là ta, là tự ngã của ta”?
 A. Vì không thể lấy một phần để bảo tất cả (không thể nói chỉ lúc trẻ đẹp mới là ta mà lúc già bệnh không có cái ta nữa)/ 
B. Nếu thật sự là của ta thì mình phải có khả năng ra lệnh “như thế nầy đừng như thế kia” /
 C. Xét cho cùng thì tất cả chúng sanh đều bị vô thường, khổ não thì sự kiêu mạn “mình hơn người” (mạn tuỳ miên) đều là ảo tưởng /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 6: B
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 6:D

No comments:

Post a Comment