Saturday, September 8, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 8-9-2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Pháp Tân

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 8/9/2018



15. Kinh Ðại duyên (Mahànidàna sutta)
PHẦN II (tiếp theo)


Bài học hôm nay tiếp theo phần II của Duyên Khởi Đại Kinh với chủ đề: DUYÊN SINH VÀ THI THIẾT:



Từ hiện tượng vô cùng tế nhị tạo nên bao nhiêu phạm trù của tư duy: “Dựa trên cơ sở một chúng sanh sanh, già, chết, tử rồi sanh, tạo nên những phạm trù của định đặt, của ngôn ngữ, của quy ước, của trí tuệ suy luận, của luân hồi với sự hiện hữu của danh sắc và thức (eseva hetu etaṃ nidānaṃ esa samudayo esa paccayo viññāṇassa yadidaṃ nāmarūpaṃ. ettāvatā kho, ānanda, jāyetha vā jīyetha vā mīyetha vā cavetha vā upapajjetha vā. ettāvatā adhivacanapatho, ettāvatā niruttipatho, ettāvatā paññattipatho, ettāvatā paññāvacaraṃ, ettāvatā vaṭṭaṃ vattati itthattaṃ paññāpanāya yadidaṃ nāmarūpaṃ saha viññāṇena aññamaññapaccayatā pavattati)



(nguyên văn bản dịch Việt: Này Ananda, trong giới hạn con người được sanh, con người được già, con người được chết, con người được diệt, hay con người được tái sanh, trong giới hạn ấy là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là danh sắc và thức.”

Mở đầu thỉnh TT Tuệ Siêu định nghĩa các từ vựng của đoạn kinh trên

Tiếp theo thỉnh TT Pháp Tân giảng bốn câu thảo luận sau:

Thảo luận 1. Thế nào là tục đế?

Thảo luận 2. Sự tương quan giữa tục đế và chơn đế

Thảo luận 3. Giáo lý duyên khởi thường chỉ nói về thực tướng sao ở đây bao gồm cả thi thiết, giả lập, hư cấu?

Thảo luận 4. Trong bốn biện thông có hai pháp là từ vô ngại giải và biện vô ngại giải. Hai Pháp đó có cho thấy giá trị của thi thiết?

Phần sau cùng là thảo luận và trắc nghiệm nhưng thường lệ



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thức tái sanh, sau nầy tồn tại dưới dạng tâm hộ kiếp, ảnh hưởng đời sống hằng (danh sắc) ngày của chúng ta ra sao? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2 Khi Đức Phật dạy " dựa trê n sự sanh, già, chết, tái sanh, tạo nên những phạm trù của văn hoá, ngôn ngữ, quy ước, trí tuệ suy luận. (eseva hetu etaṃ nidānaṃ esa samudayo esa paccayo viññāṇassa yadidaṃ nāmarūpaṃ. ettāvatā kho, ānanda, jāyetha vā jīyetha vā mīyetha vā cavetha vā upapajjetha vā. ettāvatā adhivacanapatho, ettāvatā niruttipatho, ettāvatā paññattipatho, ettāvatā paññāvacaraṃ, ettāvatā vaṭṭaṃ vattati itthattaṃ paññāpanāya yadidaṃ nāmarūpaṃ saha viññāṇena aññamaññapaccayatā pavattati) Câu Phật ngôn đó nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Cái đẹp, cái hay, cái đúng trong ngôn ngữ, nghệ thuật có cố định chăng? ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Nếu tuổi thọ trung bình của chúng ta không phải là một trăm năm mà là một ngàn năm thì lối sống, giáo dục, hôn nhân ... có khác biệt chăng? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5. Nếu văn hóa, ngôn ngữ, triết lý là những thi thiết dựa trên kiếp sống sanh già chết thì chúng ta có nên bớt chấp thủ vào những giá trị của trần gian? - ĐĐ Pháp Tín



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment