Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/9/2018
16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
(Mahàparinibbàna sutta)
2.1 Trầm luân từ bao kiếp
Đại ý
Bước vào ranh phận xứ Vajji Đức Thế Tôn và chư tăng tới Kotigàma. Pháp thoại đầu tiên của Đức Phật thoạt nghe như một lời tâm sự: “Hỡi chư Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp”. Ở đây Đức Phật không dạy về sự tương phản giữa bờ mê và bến giác. Mà thay vào đó là luân hồi và nguyên nhân của sanh tử.
Luân hồi là sự lập đi lập lại bao lần sanh rồi tử, tử rồi sanh. Vô định. Vui ít khổ nhiều. Đầy dẫy hiểm hoạ khôn lường. Nguyên nhân của trầm luân là vô minh hay sự thiếu hiểu biết về thực trạng khổ đau, nguyên nhân của đau khổ, sự diệt khổ, con đường dẫn đến diệt khổ.
Tứ diệu đế không đơn giản là một giáo thuyết mà là nền tảng của tuệ giác. Hiểu biết tứ đế là chánh kiến. Quán chiếu tứ đế trên thân tâm thuộc pháp quán niệm xứ. Sự liễu ngộ tứ đế xoá tan vô minh, chấm dứt sanh tử. Đó là nội dung của bài pháp đầu tiên hay kinh Chuyển Pháp Luân và cũng là tổng quan giáo lý Phật Đà như lời dạy của tôn giả Sàriputta: giáo lý tứ đế như dấu chân voi: đủ lớn dung chứa tất cả dấu chân loài thú khác.
Chánh kinh
Rồi Thế Tôn gọi tôn giả Ananda: "Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kotigàma"
- "Xin vâng, bạch Thế Tôn". Tôn giả Ananda đáp ứng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Kotigàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Kotigàma.
2. Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp”. Bốn Thánh đế ấy là gì?
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp”.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp”.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp”.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Ðạo Thánh đế mà Như Lai và các con đã phải lưu chuyển luân hồi từ bao kiếp
Này các Tỷ-kheo khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.
3. Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ lại nói thêm:
Chính do không liễu ngộ
Bốn sự thật nhiệm mầu
Nên sanh tử đã lâu
Xuyên qua bao kiếp sống.
Khi sự thật sáng tỏ
Căn nguyên được đoạn trừ
Đau khổ được chấm dứt
Không ra vào sanh tử
4. Trong thời gian Thế Tôn ở Kotigama, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:
- Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.
5. Thế Tôn, sau khi ở Kotigama cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo tôn giả Ananda:
- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Nadika.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến. Nadika, tại ngôi nhà gạch (Ginjakàvasatha).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu Phật ngôn “Khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ.” mang ý nghĩa tương tự điều nào sau đây?
A. Vô minh diệt nên hành diệt/
B. Hành diệt nên thức diệt /
C. Vô minh diệt nên ái diệt /
D. Ái diệt nên thủ diệt
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Tại sao vô minh là nguyên nhân của trầm luân sanh tử?
A.Vì vô minh có nghĩa là không hiểu rõ sự khổ, nguyên nhân sanh khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến diệt khổ/
B. Do không hiểu bốn sự thật nên có hữu ái /
C. Do hữu ái nên có nghiệp rồi quả của nghiệp /
D. Cả ba câu kết lại thành hệ quả dây chuyền dẫn tới trầm luân sanh tử.
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2. D
Trắc nghiệm 3. Khổ đế theo Phật Pháp bao gồm điều nào sau đây?
A. Sanh ra rồi bị lão hoá và phải hoại vong /
B. Trái ý nghịch lòng như thương phải xa, ghét phải gần, muốn mà không được /
C. Năm uẩn vốn biến đổi, sanh diệt mà tất cả sự hiện hữu đều y cứ vào đó (năm thủ uẩn) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: B
Trắc nghiệm 4. Tập đế, hay nguyên nhân của đau khổ, được Đức Phật dạy chính là: “khát ái dẫn đến tái sanh, cùng với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc đó đây. “ Có thể hiểu khát ái là điều nào sau đây?
A. Thích thú điều gì đó /
B. Có bao nhiêu cũng không đủ luôn khao khát tầm cầu cái gì khác nữa /
C. Có nhu cầu cần thoả mãn /
D. Có những thứ khả ái nên có bị lôi cuốn
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4: B
Trắc nghiệm 5. Diệt đế thường được dạy chính là niết bàn. Khi chúng ta chưa chứng niết bàn có thể hiểu diệt đế theo cách thế nào sau đây?
A. Khổ là một thực tại. Dứt khổ là diệt đế /
B. “Ham muốn sanh lo sợ” nếu có thể nhìn trạng thái đối lập để hiểu sự diệt khổ. /
C. Có rất nhiều khổ đau do chấp thủ sai lạc. Xoá tan chấp thủ sai lầm thì sự khổ chấm dứt /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D
Trắc nghiệm 6. Con đường dẫn đến diệt khổ theo Phật Pháp đúng với điều nào sau đây?
A. Bát chánh đạo (thánh đạo tám chi phần) /
B. Trung đạo (không cực đoan)/
C. Thanh tịnh đạo (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh …)/
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 6:
Trắc nghiệm 2. Tại sao vô minh là nguyên nhân của trầm luân sanh tử?
A.Vì vô minh có nghĩa là không hiểu rõ sự khổ, nguyên nhân sanh khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến diệt khổ/
B. Do không hiểu bốn sự thật nên có hữu ái /
C. Do hữu ái nên có nghiệp rồi quả của nghiệp /
D. Cả ba câu kết lại thành hệ quả dây chuyền dẫn tới trầm luân sanh tử.
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2. D
Trắc nghiệm 3. Khổ đế theo Phật Pháp bao gồm điều nào sau đây?
A. Sanh ra rồi bị lão hoá và phải hoại vong /
B. Trái ý nghịch lòng như thương phải xa, ghét phải gần, muốn mà không được /
C. Năm uẩn vốn biến đổi, sanh diệt mà tất cả sự hiện hữu đều y cứ vào đó (năm thủ uẩn) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: B
Trắc nghiệm 4. Tập đế, hay nguyên nhân của đau khổ, được Đức Phật dạy chính là: “khát ái dẫn đến tái sanh, cùng với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc đó đây. “ Có thể hiểu khát ái là điều nào sau đây?
A. Thích thú điều gì đó /
B. Có bao nhiêu cũng không đủ luôn khao khát tầm cầu cái gì khác nữa /
C. Có nhu cầu cần thoả mãn /
D. Có những thứ khả ái nên có bị lôi cuốn
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4: B
Trắc nghiệm 5. Diệt đế thường được dạy chính là niết bàn. Khi chúng ta chưa chứng niết bàn có thể hiểu diệt đế theo cách thế nào sau đây?
A. Khổ là một thực tại. Dứt khổ là diệt đế /
B. “Ham muốn sanh lo sợ” nếu có thể nhìn trạng thái đối lập để hiểu sự diệt khổ. /
C. Có rất nhiều khổ đau do chấp thủ sai lạc. Xoá tan chấp thủ sai lầm thì sự khổ chấm dứt /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D
Trắc nghiệm 6. Con đường dẫn đến diệt khổ theo Phật Pháp đúng với điều nào sau đây?
A. Bát chánh đạo (thánh đạo tám chi phần) /
B. Trung đạo (không cực đoan)/
C. Thanh tịnh đạo (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh …)/
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 6:
No comments:
Post a Comment