Wednesday, September 26, 2018

Bài học. Thứ Tư ngày 26-9-2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Pháp Đăng


GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/9/2018 


16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
(Mahàparinibbàna sutta)


3.2 Công bố giữa Tăng Chúng

Đại ý

Sau khi từ bỏ thọ hành và cho thị giả Ananda biết về quyết định viên tịch, Đức Thế Tôn cho mời tất cả chư tăng trong thành Vesali để công bố điều nầy.
Trong lời công bố Đức Phật nêu rõ:
Những gì Ngài truyền dạy là những gì chính Ngài đã chứng ngộ
Chư tăng ngoài việc thực hành còn có trách nhiệm hoằng hoá vì lòng từ bi với nhân thiên.
Cốt lõi của giáo pháp chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo.
Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.

Chánh kinh

Rồi Thế Tôn cùng tôn giả Ānanda đi đến giảng đường Kùtagàra vườn Ðại Lâm, khi đi đến, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda

—Này Ānanda, hãy đi mời tất cả Tỷ-kheo sống ở gần Vesālī tụ họp tại giảng đường này.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ānanda vâng lời Thế Tôn, đi mời tất cả vị Tỷ-kheo sống ở gần Vesālī tụ họp tại giảng đường, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo đã tụ họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.

Thế Tôn liền đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo

—Này các Tỷ-kheo,  những pháp do Như Lai chứng ngộ và giảng dạy cho các thầy, các thầy phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Những pháp ấy là gì? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, đây là những pháp do Như Lai chứng ngộ và giảng dạy cho các thầy, các thầy phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo

—Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.

Ðó là lời Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm:

Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,
Từ biệt các con, Ta đi một mình.
Tự mình làm sở y cho chính mình,
Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật,
Nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm.
Ai tinh tấn trong pháp và luật này
Sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1Tại sao Đức Phật nhấn mạnh những gì đã truyền dạy là những pháp chính Ngài chứng ngộ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2Trong tôn ý của Đức Phật thì điểm quan trọng mà Ngài nhắn nhủ lời dạy của Ngài là gì? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3Khi đề cập đến cốt lõi của giáo pháp thì Đức Phật dạy “Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo.’ Điều nầy nói gì về tinh hoa của giáo pháp? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4.Tại sao Đức Phật dạy “ phải tinh tấn tu tập” vì “các hành là vô thường? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 5. Tại sao, trong nhiều trường hợp Đức Phậi dạy chư tỳ khêo hãy là nơi nương tựa cho chính mình?




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment