Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
GIỚI HẠNH LÀ HƯƠNG THƠM GIẢI THOÁT
5. “Thưa ngài Nāgasena, cửa tiệm hương liệu của đức Phật Thế Tôn là cái nào?”
“Tâu đại vương, có các sự phân loại về giới đã được đức Thế Tôn ấy nói đến. Được thoa bởi hương thơm của giới ấy, các người con trai của đức Thế Tôn tỏa hơi, tràn ngập thế gian luôn cả chư Thiên bằng hương thơm của giới, rồi thổi đến, bao trùm hướng chính, hướng phụ, gió thuận chiều, gió nghịch chiều, sau khi tỏa khắp thì lắng đọng lại. Các sự phân loại về giới ấy là các cái nào? Là giới của sự nương nhờ (tam quy), năm giới, tám điều giới, mười điều giới, giới của sự thu thúc theo giới bổn Pātimokkha được bao gồm ở năm phần đọc tụng. Tâu đại vương, cái này được gọi là ‘cửa tiệm hương liệu của đức Thế Tôn.’ Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:[2]
‘Hương thơm của bông hoa không bay ngược chiều gió,
(hương thơm của) gỗ trầm, gỗ tagara, hoặc hoa nhài cũng không.
Còn hương thơm của những người tốt bay ngược chiều gió,
bậc thiện nhân tỏa hương (thơm giới hạnh) khắp mọi phương.
Gỗ trầm, gỗ tagara, hoặc ngay cả hoa sen và hoa nhài, trong số các loại có hương thơm này, hương thơm của giới là vô thượng.
Hương thơm này của gỗ tagara hay gỗ trầm là nhỏ nhoi, còn hương thơm của những người có giới hạnh thổi giữa chư Thiên là tối thượng.’”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Những giới nào có thể tự phát nguyện hành trì và những giới nào cần được trao truyền? Và tại sao ?- TT Tuệ Siêu
2: Tại sao có người thấy trì giới là điều hoan hỷ mà người khác thấy là bị gò bó? TTTuệ Siêu
3:Tại sao sự trì giới thanh tịnh của người bố thí hay người thọ thí tạo nên phước báu khác biệt? - TT Tuệ Siêu
2: Tại sao có người thấy trì giới là điều hoan hỷ mà người khác thấy là bị gò bó? TTTuệ Siêu
3:Tại sao sự trì giới thanh tịnh của người bố thí hay người thọ thí tạo nên phước báu khác biệt? - TT Tuệ Siêu
4:Có trường hợp nào theo Phật Pháp một người "không nên thọ giới và trì giới" ? - TT Giác Đẳng
No comments:
Post a Comment