Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
ĐẠO QUẢ LÀ TRÁI CHÍN
6. “Thưa ngài Nāgasena, cửa tiệm trái cây của đức Phật Thế Tôn là cái nào?”
“Tâu đại vương, các loại quả đã được đức Thế Tôn ấy nói đến như là: Quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán, sự thể nhập quả vị không tánh, sự thể nhập quả vị vô tướng, sự thể nhập quả vị vô nguyện. Ở nơi ấy, người nào ước muốn quả vị nào, người ấy sau khi trao ra tiền vốn là nghiệp (thiện) rồi mua lấy quả vị đã được mong mỏi, nếu là quả vị Nhập Lưu, hay quả vị Nhất Lai, hay quả vị Bất Lai, hay quả vị A-la-hán, hay sự thể nhập quả vị không tánh, hay sự thể nhập quả vị vô tướng, hay sự thể nhập quả vị vô nguyện.
Tâu đại vương, giống như cây xoài của người đàn ông nào đó là có trái thường xuyên. Cho đến khi nào người mua chưa đi đến, thì người ấy còn chưa làm cho các trái từ trên cây rơi xuống. Trái lại, khi người mua đã đến thì người ấy nhận tiền vốn ở người mua rồi bảo như vầy: ‘Này ông, cây xoài này quả là có trái thường xuyên, ông muốn chừng nào ở cây ấy thì hãy lấy chừng ấy, hoặc còn sống, hoặc còn non, hoặc còn lông tơ, hoặc chưa chín, hoặc đã chín.’ Người ấy, với số tiền vốn đã được trao ra ấy của mình, nếu muốn trái còn sống thì lấy trái còn sống, nếu muốn trái còn non thì lấy trái còn non, nếu muốn trái còn lông tơ thì lấy trái còn lông tơ, nếu muốn trái chưa chín thì lấy trái chưa chín, nếu muốn trái chín thì lấy trái chín. Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào ước muốn quả vị nào, thì sau khi trao ra tiền vốn là nghiệp (thiện), người ấy nhận lấy quả vị đã được mong mỏi, nếu là quả vị Nhập Lưu, —(như trên)— hay sự thể nhập quả vị vô nguyện. Tâu đại vương, cái này được gọi là ‘cửa tiệm trái cây của đức Thế Tôn.’
‘Sau khi trao ra tiền vốn là nghiệp (thiện), rồi cầm lấy trái cây bất tử, những người nào mua trái cây bất tử, do việc ấy những người ấy được an lạc.’”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng những quả vị: Tu Đà Hườn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán đều là những giai đoạn mà tất cả người tu Phật sẽ đi qua? Và sớm muộn gì cũng đạt đến viên mãn? - TTPháp Đăng
2. Nhiều người cho rằng nếu mình "tu cao" thì không mong cầu chứng đắc gì hết. Quan niệm đó chính xác không? - TT Pháp Đăng
3. Phải chăng một vị đã chứng sơ quả tu đà hườn thì không thể có tri kiến sai với sự thật? - TT Tuệ Siêu
4. Phật Pháp có đề cập đến quả vị "lưng chừng" không giải thoát cũng chẳng phiền não? - TT Tuệ Siêu
5. Học về cuộc đời của những Thánh đệ tử Phật có lợi ích gì cho người tu tập? - TT Tuệ Quyền
2. Nhiều người cho rằng nếu mình "tu cao" thì không mong cầu chứng đắc gì hết. Quan niệm đó chính xác không? - TT Pháp Đăng
3. Phải chăng một vị đã chứng sơ quả tu đà hườn thì không thể có tri kiến sai với sự thật? - TT Tuệ Siêu
4. Phật Pháp có đề cập đến quả vị "lưng chừng" không giải thoát cũng chẳng phiền não? - TT Tuệ Siêu
5. Học về cuộc đời của những Thánh đệ tử Phật có lợi ích gì cho người tu tập? - TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment