Tuesday, December 3, 2013

Bài học, Thứ Ba 3-12-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

 ĐỨC PHẬT CHẾ LUẬT HỢP LÝ

1. “Thưa ngài Nāgasena, những người đã là những vị thầy ở thời quá khứ của các người thầy thuốc, tức là: Nārada, Dhammantarī, Aṅgīrasa, Kapila, Kaṇḍaraggi, Sāma, Atula, Pubbakaccāyana. Tất cả các vị thầy này cùng một lúc biết một cách trọn vẹn về tất cả các điều ấy là về sự phát sanh của bệnh, sự khởi đầu, bản chất, nguồn sanh khởi, cách chữa trị, việc cần làm, thành công hay không thành công (nghĩ rằng): ‘Ở cơ thể này chừng này thứ bệnh sẽ phát sanh,’ sau đó gom chung lại một mối rồi buộc lại sợi chỉ (đầu mối). Tất cả những vị này không phải là các bậc Toàn Tri. Trái lại, đức Thế Tôn, trong khi là đấng Toàn Tri, với trí tuệ của vị Phật biết được sự việc ở vị lai rằng: ‘Trong chừng này sự việc, sẽ phải quy định chừng này điều học,’ sau khi xác định tại sao Ngài đã không quy định điều học một cách toàn diện? Đến khi mỗi một sự việc đã được sanh khởi, tiếng xấu đã rõ rệt, sự sai trái đã lan rộng, đã đi xa, trong khi dân chúng phàn nàn, rồi vào từng thời điểm một Ngài đã quy định điều học cho các đệ tử?
2. “Tâu đại vương, đối với đức Như Lai, điều này đã được biết đến: ‘Vào lúc này, trong lúc những người này đang phàn nàn, một trăm năm mươi điều học có tính cách phụ trội sẽ phải được quy định.’ Tuy nhiên, đức Như Lai đã khởi ý như vầy: - Nếu Ta sẽ quy định một trăm năm mươi điều học có tính cách phụ trội vào một lúc, số đông người sẽ có sự hoảng sợ: ‘Ở đây, có nhiều việc cần phải gin giữ. Quả là việc khó khăn để xuất gia ở Giáo Pháp của Sa-môn Gotama.’ Thậm chí những người có ý định xuất gia cũng sẽ không xuất gia. Và họ sẽ không tin vào lời nói của Ta. Trong khi không tin tưởng, những người ấy sẽ đi đến chốn đọa đày. Đến khi mỗi một sự việc đã được sanh khởi, sau khi làm cho họ nhận thức nhờ vào sự thuyết giảng Giáo Pháp, khi sự sai trái đã rõ rệt, thì ta sẽ quy định điều học.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu đối với chư Phật! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường đối với chư Phật! Trí Toàn Tri của đức Như Lai lớn lao đến thế! Thưa ngài Nāgasena, điều này là như vậy, ý nghĩa này đã khéo được giải thích bởi đức Như Lai. Sau khi nghe rằng: ‘Ở đây, có nhiều việc cần phải gìn giữ,’ sự hoảng sợ có thể sanh khởi ở chúng sanh, thậm chí không có đến một người có thể xuất gia ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng. Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

II. Thảo Luận: TT Pháp Đăng  điều hợp.
1. Lúc Đức Phật chưa chế định học giới thì Chư Tăng có giới không? - TT Pháp Tân
2. Trong bài học hôm nay chỉ nói đến 150 điều luật, trong khi điều luật của Tỳ Kheo là 227 giới học. Vậy sự sai bit là do Đức Pht chế định hay đời sau này ghi thêm? - TT Tuệ Quyền
3. Nếu như ngày hôm nay có những điều không đúng trong giới của Phật chế, thí dụ như một vị samon đắp y mà chạy xe gắn máy, điều này không có trong học giới. Vậy theo tinh thần giới luật thì như thế nào? - TT Pháp Đăng
4. Nếu đại chúng Tăng nhóm họp và ban hành một giới luật thì giới luật đó có thể coi như ngang bằng giới luật do Đức Phật ban hành và phải thi hành không? (Thí dụ, Chư Tăng Thái Lan, Cambodia theo giới luật thì phải cạo chân mày) - TT Pháp Đăng
5. Trong bài học hôm nay chỉ nói đến 150 điều luật, trong khi điều luật của Tỳ Kheo là 227 giới học. Vậy sự sai biệt là do Đức Phật chế định hay đời sau này ghi thêm? - TT Tuệ Siêu
6 Trong bài học hôm nay có 150 điều học giới thì bất cứ ai phạm cũng bị tội hay có những vị đặc biệt khi phạm không bị tội? - TT Tuệ Siêu

No comments:

Post a Comment