Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
ĐIỀU KỲ DIỆU Ở BẢO THÁP
1. “Thưa ngài Nāgasena, có điều kỳ diệu ở bảo tháp của tất cả các vị đã viên tịch Niết Bàn, hay là của chỉ một số vị?”
“Tâu đại vương, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của một số vị, không có của một số vị.”
“Thưa ngài, có (điều kỳ diệu ở bảo tháp) của những vị nào? Không có của những vị nào?”
“Tâu đại vương, do sự chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn. Của ba hạng nào?
Tâu đại vương, ở đây vị A-la-hán, vì lòng thương tưởng đến chư Thiên và loài người, ngay trong khi đang còn tồn tại chú nguyện rằng: ‘Hãy có thần thông ở bảo tháp tên như vầy.’ Do năng lực chú nguyện của vị ấy nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp. Như vậy, do năng lực chú nguyện của vị A-la-hán nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vị Thiên nhân vì lòng thương tưởng đến loài người nên phô bày điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn (nghĩ rằng): ‘Do điều kỳ diệu này, Chánh Pháp sẽ được duy trì lâu dài, và loài người, được tịnh tín, sẽ tăng trưởng về thiện pháp.’ Như vậy, do sự chú nguyện của chư Thiên nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người nữ hoặc là người nam, có đức tin, được tịnh tín, sáng trí, kinh nghiệm, thông minh, đạt được tánh giác, sau khi suy nghĩ đúng đường lối, sau khi quyết định rồi đem vật thơm, hoặc tràng hoa, hoặc vải vóc, hoặc bất cứ vật gì để ở ngôi bảo tháp (nguyện rằng): ‘Hãy là có tên như vầy.’ Như vậy, do năng lực quyết định của loài người nên có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn. Tâu đại vương, do năng lực chú nguyện của một hạng nào đó trong ba hạng mà có điều kỳ diệu ở bảo tháp của vị đã viên tịch Niết Bàn.
Tâu đại vương, nếu không có sự chú nguyện của ba hạng ấy, thì không có điều kỳ diệu ở bảo tháp dầu là của bậc Lậu Tận, có sáu thắng trí, đã đạt đến năng lực của tâm. Tâu đại vương, thậm chí khi không có điều kỳ diệu, thì nên nhìn xem nết hạnh vô cùng trong sạch, nên tin cậy, nên đi đến kết luận, nên tin tưởng rằng: ‘Người con trai này của đức Phật đã khéo viên tịch Niết Bàn.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TTGiác Đẳng góp ý cho bài học. - TTGiác Đẳng
2. Tại sao có một số vị đại đệ tử của Đức Phật vì lòng bi mẫn nên cố tình để lại xá lợi cho chúng sanh. Vậy những vị đại đệ tử khác của Đức Phật không để lại xá lợi là không có lòng bi mẫn? - TT Pháp Tân3. Có nhiều người quan niệm mình dùng bất cứ cái gì làm xá lợi, (tạm gọi là xá lợi giả) thì cũng có phước. Thì một người Phật tử nên làm thế nào cho đúng? - TT Pháp Đăng
4. TTGiác Đẳng đóng góp thêm cho cau hỏi số 3: Có nhiều người quan niệm mình dùng bất cứ cái gì làm xá lợi, (tạm gọi là xá lợi giả) thì cũng có phước. Thì một người Phật tử nên làm thế nào cho đúng? - TT Giác Đẳng
5. Mỗi người có sự thương kính Đức Phật bằng nhiều cách khác nhau; người thì thương kính vì Đức Phật có lòng đại bi, tại vì Ngài là bật trí tuệ, tại vì Ngài là bậc cao cả tối thượng. Thì niềm tin sự thương kính Đức Phật như vậy có phải đều đưa đến ý nghĩa giống nhau? - ĐĐ Pháp Tín
6. Có nhiều vị tu hành nói rằng mình đi tu rồi thì bỏ hết chỉ cần phước siêu thế. Như vậy phước báu thế gian có cần không, có giúp ích gì cho đời sống xuất gia không? (ví dụ lễ lạy bảo tháp) - TT Tuệ Siêu
6. Có nhiều vị tu hành nói rằng mình đi tu rồi thì bỏ hết chỉ cần phước siêu thế. Như vậy phước báu thế gian có cần không, có giúp ích gì cho đời sống xuất gia không? (ví dụ lễ lạy bảo tháp) - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment