Friday, July 31, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 1-8-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Ba Pháp

V. Phẩm Nh


41.- Sự Có Mặt

- Do sự có mặt của ba pháp, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Thế nào là ba?

Do sự có mặt của lòng tin, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Do sự có mặt của vật bố thí, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước. Do sự có mặt của các vị xứng đáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước.

Do sự có mặt của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử có lòng tin tạo ra nhiều phước.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Trong sự bố thí gọi là thù thắng thì yếu tố nào sau đây gọi là quan trọng nhất?
 A. Tâm thí 
 B. Vật thí 
 C. Đối tượng thọ nhận
  D. Mỗi yếu tố đều có giá trị riêng không thể so sánh cái nầy với cái kia
TT Phap Dang cho dap an cau 1 la C
TT Tue Sieu cho dap an cau 1 la A
TT Giac Dang cho dap an cau 1 la D
 Câu hỏi 2. Tại sao đức tin quan trọng trong tâm thí?
 A. Làm thiện với niềm tin nhân quả gọi là làm với tâm thiện hợp trí 
 B. Làm thiện với niềm tin chân chánh ở Tam Bảo gọi là làm thiện với tâm trong sạch
  C. Làm thiện với đức tin là làm với sự chủ tâm (cetana) mạnh mẽ
  Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu số 2 là D

Câu hỏi 3. Phật ngôn "bố thí vật vừa lòng hằng được vật vừa lòng, bố thí vật quý trọng hằng đi đến nơi quý trọng" cho thấy điều nào sau đây:
 A. Vật thí là quan trọng nhất 
 B. Đối tượng thọ thí càng hoan hỷ, càng lợi lạc thì sự bố thí càng mang lại phước báu thù thắng 
 C. Cho bất cái gì người nhận vui là tốt nhất 
 D. Ba câu trên đều sai


TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 3 là A

Thursday, July 30, 2015

Bài học. Thứ Sáu ngày 31-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Ba Pháp

IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời
40.- Tăng Thượng
1-4
- Này các Tỷ-kheo, có ba tăng thượng này. Thế nào là ba? Ngã tăng thượng, thế giới tăng thượng, pháp tăng thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ngã tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quan sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, sự đoạn tận tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên (cho ta). Và ta đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đã đoạn tận tất cả các dục vọng như vậy, lại còn đeo đuổi các dục vọng như kia hay còn ác tệ hơn. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta".
Vị ấy quan sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng tự ngã, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, gìn giữ cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tự ngã tăng thượng.
2.- Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là thế giới tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể làm như vậy, đoạn tận của tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Và ta đã xuất gia như vậy, lại có thể suy nghĩ về dục tầm hay có thể suy nghĩ về sân tầm, hay có thể suy nghi về hại tầm. To lớn là đại chúng này sống ở trong đời. Trong đại chúng sống ở đời, có các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thể thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Chúng biết về ta như sau: "Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện". Lại có các chư Thiên có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Các vị ấy có thể biết về ta như sau: "Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện."
Vị ấy lại quan sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng thế giới, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không có tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thế giới tăng thượng.
3.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, đoạn tận tất cả các khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả ngay tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu. Nay ta có những người đồng Phạm hạnh, chúng sống biết và thấy. Ta đã được xuất gia trong pháp và Luật khéo giảng như vậy, không lẽ ta lại có thể sống biếng nhác phóng dật. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta".
Vị ấy lại quán sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng pháp, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp tăng thượng này.
4.
Trên đời không giấu được
Ác nghiệp tự mình làm
Ngã của ngươi ta biết
Là thật hay là giả
Ngươi thật khinh thiện ngã
Mặt giáp mặt chứng kiến
Muốn che giấu tự ngã
Ðiều ác tự ngã làm
Chư Thiên và Như Lai
Thấy rõ ở trong đời
Sở hành của kẻ ngu
Làm các hạng tà vạy
Vậy vị ngã tăng thượng
Sở hành phải chánh niệm
Vị thế giới tăng thượng
Hãy khôn khéo, Thiền tịnh
Với vị pháp tăng thượng
Hãy sống theo tùy pháp
Ðại sĩ không thối thất
Tinh cần theo chân lý
Nhiếp phục được ma quân
Chiến thắng được tử thần
Với tinh cần tinh tấn
Sanh đã được đoạn tận.
Bậc đạo sĩ như vậy,
Hiểu thế gian diệu chí
Ðối với tất cả pháp
Không có gì xúc phạm


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Làm thế nào để tiến bộ nhờ ngã tăng thượng mà không rơi vào ngã chấp? TT Tuệ Siêu
  
  2. Làm thế nào để lắng nghe thế gian nhưng không bị thế gian chi phối? - TT Tuệ Quyền
  

  3. làm thế nào để được tha thiết với học pháp nhưng có thể đi tới không chấp thủ những thành tựu mang tính giai đoạn? - TT Pháp Đăng


 III. Đố Vui

Wednesday, July 29, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 30-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuê Siêu

Chương Một Pháp
XV. Phẩm Không Thể Có Ðược

1-28. Chấp Nhận Các Hành Là Thường Còn

1. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này có xảy ra.

2. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này có xảy ra.

3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này có xảy ra.

4-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của mẹ, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của mẹ, sự kiện này có xảy ra.

5-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của cha, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của cha, sự kiện này có xảy ra.

6-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của vị A-la-hán, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của vị A La Hán, sự kiện này có xảy ra.

7-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể với ác tâm làm bậc Như Lai chảy máu, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể với ác tâm làm bậc Như Lai chảy máu, sự kiện này có xảy ra.

8-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể phá hòa hợp Tăng, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể phá hòa hợp Tăng, sự kiện này có xảy ra.

9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này có xảy ra.

10. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, hai vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Trong một Thế giới, chỉ có một vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.

11. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, có hai Chuyển Luân Vương, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, trong một thế giới, chỉ có một Chuyển Luân Vương xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.

12. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.

13. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Một người đàn ông có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này có xảy ra.

14-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Ðế Thích (Sakka), sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Ðế Thích, sự kiện này có xảy ra.

15-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là Ác Ma. sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Ðế Thích... là Ác Ma... là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra.

16 Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể  là Phạm Thiên, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra.

17. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm ác có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm ác là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

18-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói ác có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói ác là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

19. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của ý nghĩ ác, có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của ý nghĩ ác, là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

1-9 Không Thể Xẩy Ra

1. - Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

2-. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của ý nghĩ thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của ý nghĩ thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

4. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

5- Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ miệng nói ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ miệng nói ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

6. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được là người đầy đủ ý nghĩ ác, do nhân ấy, do duyên ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo,là người đầy đủ ý nghĩ ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

7-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm thiện do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân làm thiện do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.

8-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ miệng nói thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ miệng nói thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.

9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.


II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.
1. hành trạng của Đức Trời Đế Thích, hành trang của Ma Vương, hành trạng của vị Phạm Thiên như thế nào? TT Pháp Tân

2.  Trời Đế Thích chứng quả vị Tu Đà hườn. Nhưng vì sao Đức Trời Đế Thích có niềm tin đối với Đức Phật và đặt ra những câu hỏi Đức Phật những pháp chưa hiểu? TT Pháp Đăng


3. Phải chăng chỉ do tu thiền chứng đắc mà được làm Phạm Thiên hay còn yếu tố nào khác nữa? - TT Tuệ Quyền



 III. Đố Vui

Tuesday, July 28, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 29-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Ba Pháp

IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời

39. Kiêu Mạn

1. - Có ba kiêu mạn này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, Kiêu mạn của không bệnh, Kiêu mạn của sự sống.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân...., về ý . Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của đời sống, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục.

2.

Bị bệnh và bị già
Lại còn phải bị chết
Kẻ phàm phu ghê tởm
Người khác bị như vậy
Nếu ta cũng ghê tởm
Chúng sanh bị như vậy, 
Không xứng đáng cho ta, 
Với ta được sống vậy
Nên ta sống như thật
Biết pháp không sanh y
Sự say sưa không bệnh
Tuổi trẻ và sự sống
Tất cả ta nhiếp phục
Thấy xuất ly an ổn
Nơi ta khởi tinh tấn
Vì ta thấy Niết-bàn
Ta không còn có thể
Thọ hưởng các dục vọng
ta sẽ không trở lui
Ðích Phạm hạnh ta đến



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Hoàng phi Khemà không muốn gặp Đức Phật vì nghe rằng Đức Thế Tôn thường dạy về bản chất bất tịnh, vô thường của thân thể. Mặc cảm đó có phải dựa trên sự kiêu mạn của tuổi trẻ, của sức khoẻ, của sự sống? 
A. Không phải chỉ là sự hiểu lầm. Phật Pháp dạy nhiều phương diện chứ không phải chỉ dạy về bất tịnh, vô thường của thân 
/ B. Đúng vậy. Chính cái nhìn chủ quan tạo nên mặc cảm với những gì không hợp ý mình 
/ C. Duyên tới thì theo Phật, chưa đủ duyên thì không muốn nghe Phật Pháp. Thái độ của hoàng phi Khemà không liên quan gì tới kiêu mạn 
/ D. Phài có thái độ khinh thị, tự phụ thì mới gọi là kiêu mạn


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 1 .A .

Monday, July 27, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 28-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Ba Pháp

IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời
38.- Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị

1. - Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.

2.- Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.

"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.

"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào sau đây là biểu hiện sự kiêu mạn của tuổi trẻ?
 A.  Hãnh diện về sự trẻ trung của mình 
/ B. Khinh thị những người già cả /
 C. Không ý thức được rằng "rồi mình cũng sẽ như vậy" khi nhìn những người lớn tuổi / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu  Số 1 .D .

Câu hỏi 2. Phật ngôn nào sau đây nói lên hậu quả của sự kiêu mạn đề cập trong bài kinh hôm nay? 
A. Trẻ không sớm biết tu hành, không lo tài sản để dành mai sau, cò già ủ rủ bên ao, cá tôm chẳng có xanh xao chết dần 
/ B. Thắng thêm nuôi dưỡng hận thù, khổ đau kẻ bại ngàn thu khổ sầu 
/ C. Đi xa vời cô độc, vô hình ẩn hang sâu, ai điều phục tâm ấy, tử thần không bắt được 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu  ốS 2 .A 

Câu hỏi 3. Đức Phật dạy có bốn hạng ngựa ví dụ cho bốn hạng người : nghe hiệu lệnh thì chạy, thấy dạng roi thì chạy, bị đánh rồi chạy, đánh chết cũng không chạy; tương tự như vậy, ở đời có bốn hạng người: Tự ý thức bản chất khổ đau nên phát tâm tu tập, thấy khổ đau đe doạ nên tu tập, từ sự khổ đau phát tâm tập, khổ mức độ nào cũng không bao giờ muốn tu tập. Trong bốn hạng người đó ai là người sống gắn chặt với kiêu mạn?
 A. Hạng thứ nhất 
/ B. Hạng thứ hai 
/ C. Hạng thứ ba 
/ D. Hạng thứ tư

Câu hỏi 4. Điển tích kể thuở xưa có vị vu chuyển luân vương dặn người hớt tóc khi nào thấy trên đầu có sợi tóc bạc thì báo cho vua biết. Khi điều nầy xẩy ra thì nhà vua trao ngôi báu cho đông cung thái tử rồi vào rừng tu tập. Câu chuyện đó nói lên điều gì nào sau đây: 
A. Không kiêu mạn tuổi trẻ
 / B. Không kiêu mạn khoẻ mạnh 
/ C. Không kiêu mạn sự sống 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu  số 4 la D

 Câu hỏi số 5. Phật ngôn nào sau đây đánh động ý thức về bản chất của cuộc sống để chúng ta diệt trừ sự kiêu mạn? 
A. Vui cười thích thú lẽ nào? Khi đời mãi bị khổ đau khổ sầu, trong đêm tối có hay chăng, sau chưa tìm ánh sáng hồng thoát ly
 / B. Nhìn ta như lá vàng khô, phất phơ đứng tựa cửa mờ diệt vong, tử thần chờ đợi bên trong, tư lương sao chửa dọn lòng lo tu? 
/ C. Thế gian là vô thường, đi dến chỗ huỷ diệt
 / D. Cả ba câu trên


TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu  Số 5  .

Sunday, July 26, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 27-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuê Siêu

Chương Một Pháp
XV. Phẩm Không Thể Có Ðược

1-28. Chấp Nhận Các Hành Là Thường Còn

1. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là thường còn, sự kiện này có xảy ra.

2. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Kẻ phàm phu có thể chấp nhận các hành là lạc, sự kiện này có xảy ra.

3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể chấp nhận các pháp là ngã, sự kiện này có xảy ra.

4-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của mẹ, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của mẹ, sự kiện này có xảy ra.

5-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của cha, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của cha, sự kiện này có xảy ra.

6-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể đoạt mạng sống của vị A-la-hán, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể đoạt mạng sống của vị A La Hán, sự kiện này có xảy ra.

7-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể với ác tâm làm bậc Như Lai chảy máu, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể với ác tâm làm bậc Như Lai chảy máu, sự kiện này có xảy ra.

8-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể phá hòa hợp Tăng, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể phá hòa hợp Tăng, sự kiện này có xảy ra.

9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một người thành tựu chánh kiến có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, kẻ phàm phu có thể tuyên bố một vị Ðạo Sư khác, sự kiện này có xảy ra.

10. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, hai vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Trong một Thế giới, chỉ có một vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.

11. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Trong một Thế giới, có hai Chuyển Luân Vương, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, trong một thế giới, chỉ có một Chuyển Luân Vương xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.

12. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.

13. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Một người đàn ông có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này có xảy ra.

14-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là vị Ðế Thích (Sakka), sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Ðế Thích, sự kiện này có xảy ra.

15-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể là Ác Ma. sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Ðế Thích... là Ác Ma... là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra.

16 Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: Một phụ nữ có thể  là Phạm Thiên, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra.

17. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm ác có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm ác là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

18-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói ác có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói ác là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

19. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của ý nghĩ ác, có thể là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của ý nghĩ ác, là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.

1-9 Không Thể Xẩy Ra

1. - Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của thân làm thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của thân làm thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

2-. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của miệng nói thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của miệng nói thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

3. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là quả dị thục của ý nghĩ thiện có thể là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là quả dị thục của ý nghĩ thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.

4. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

5- Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ miệng nói ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ miệng nói ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

6. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được là người đầy đủ ý nghĩ ác, do nhân ấy, do duyên ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo,là người đầy đủ ý nghĩ ác, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này có xảy ra.

7-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ thân làm thiện do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ thân làm thiện do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.

8-Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ miệng nói thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ miệng nói thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.

9. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được: là người đầy đủ ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, là người đầy đủ ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.



II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.
1. Đối với phàm phu chúng ta phải tu tập thế nào để có được tri kiến thấy được lý vô thường, khổ, vô ngã, và thấy được tư tưởng ta kiến mà ngăn chặng để không theo ngoại đạo? - ĐĐ Pháp Tín


2. Tu tập làm sao để không rơi vào thường lạc ngã tịnh? TT Pháp Đăng


 III. Đố Vui