Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Chương Ba Pháp
26.- Cần Phải Thân Cận
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Có hạng người này, này các Tỷ-kheo, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, nên thân cận gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường. Có hạng người, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thấp kém về giới, định, tuệ. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, không nên gần gũi, không nên sống chung, không nên hầu hạ cúng dường, trừ khi vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đồng đẳng với mình về giới, định, tuệ. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Với ý nghĩ: "(Cả hai) thiện xảo về giới, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về giới, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai chúng ta, và sẽ làm cho hai chúng ta được an lạc. (Cả hai) là thiện xảo về định ...... (Cả hai) là thiện xảo về tuệ, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về tuệ, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai, và chúng sẽ làm cho hai chúng ta an lạc". Cho nên, người như vậy nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.
Thế nào là hạng người, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thù thắng về giới, định và tuệ. Hạng người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi cung kính, tôn trọng, cần phải gần gũi, cần phải sống chung, cần phải hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Với ý nghĩ: "Như vậy, nếu giới chưa đầy đủ, ta sẽ làm đầy đủ, hay nếu giới được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ. Hay nếu định chưa đầy đủ, ta sẽ làm cho đầy đủ, hay nếu định được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ. Hay nếu tuệ chưa đầy đủ, ta sẽ làm đầy đủ, hay nếu tuệ được đầy đủ, ta sẽ hỗ trợ thêm cho chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Cho nên, với hạng người này, sau khi cung kính tôn trọng, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
Người gần kẻ hạ liệt
Rồi cũng bị hạ liệt
Thân cận người đồng đẳng
Ðược khỏi bị thối đọa
Ai gần bậc thù thắng
Mau chóng được thăng tiến
Do vậy hãy sống chung
Bậc ưu thắng hơn mình
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào dưới đây đúng theo kinh điển:
A. Tam học giới định huệ tương đồng với bát chánh đạo
B. Bát chánh đạo là đạo đế hay con đường dẫn đến giải thoát
C. Giải thoát được hiểu là Niết bàn hay sự diệt khổ
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D
Câu hỏi 2. Giới học tăng thượng bao gồm điều nào sau đây:
A. Chủ tâm từ bỏ cái cần từ bỏ
B. Cái cần từ bỏ là tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng
C. Người còn ngôn ngữ sai quấy, hành động tà vạy, sinh kế không lương thiện thì cản trở sự tiến bộ nội tâm
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D
Câu hỏi 3. Định học tăng thượng bao gồm điều nào sau đây?
A. Huân tu cái cần huân tu là sức mạnh nội tại
B. Sức mạnh nội tại là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
C. Chánh tinh tấn là nghị lực; chánh niệm là khả năng quán sát những gì đang xẩy ra ở thân tâm; chánh định là khả năng tập chú liên tục bền bĩ
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 là D
Câu hỏi 4. Tuệ học tăng thượng bao hàm ý nghĩa nào sau đây?
A. Sống với nhận thức chân chánh
B. Nhận thức chân chánh là hành xử với chánh kiến và chánh tư duy
C. Chánh kiến là nhận thức đau khổ và hạnh phúc theo hệ luận nhân quả; chánh tư duy là giữ tâm thái không bị ngự trị bởi dục vọng, buồn phiền và thù hận
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 4 là D
Câu hỏi 5. Thí dụ nào sau đây được xem là hợp lý với người tu tập:
A. Tu tập giới như người làm vườn dọn đất lấy đi cỏ dại
/ B. Tu tập định như làm cho đất được mầu mỡ
/ C. Tu tập tuệ như gieo những hạt giống tốt
/ D. Cả ba thí dụ trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 5 là D
Câu hỏi 5. Thí dụ nào sau đây được xem là hợp lý với người tu tập:
A. Tu tập giới như người làm vườn dọn đất lấy đi cỏ dại
/ B. Tu tập định như làm cho đất được mầu mỡ
/ C. Tu tập tuệ như gieo những hạt giống tốt
/ D. Cả ba thí dụ trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 5 là D
No comments:
Post a Comment