Saturday, July 4, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 5-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp



VII. Phẩm Tinh Tấn

1-10 Tinh Cần Tinh Tấn

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.


2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...

5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...

6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...

7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...

8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...

9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..


II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào sau đây được xem là đúng thêo Phật Pháp khi so sánh giữa chánh niệm (sati) và tỉnh giác (Sampajàna)?
 A. Chánh niệm là hướng sự chú ý vào một điểm (như bước chân, hơi thở ..) trong lúc tỉnh giác là ý thức toàn diện thân tâm và bối cảnh hiện tại
  B. Chánh niệm thường là sự tu tập khởi đầu, tỉnh giác là kết quả sau quá trình huân tu chánh niệm
  C. Chánh niệm  được chuyên tu trong những giờ thiền tập, tỉnh thức là ý thức trong sinh hoạt bình thường
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tu Siêu cho đáán câu 1 là A

Câu hỏi 2. Sống tỉnh giác mang lại những kết quả tốt nào sau đây?
 A. Sống chừng mực không cực đoan 
 B. Giảm thiểu sự "lỡ lời" hay "quên mình" 
 C. Ít quên lãng trong đời sống hằng ngày
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT PháĐăng cho đáán câu 2 là B

 câu Số  3. Nếu gọi là đời sống  "lý tưởng" của một người Phật tử thì điều nào sau đây được gọi là đáng hướng cầu?
 A. Đời sống chuyên làm từ thiện xã hội 
B. Đời sống tỉnh thức 
  C. Đời sống sung mãn phước báu
 D. Đời sống an lạc

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu  Số 3 là B.

Câu hỏi 4. Điều nào sau đây giúp chúng ta sống tỉnh thức? 
A. Thường tu chánh niệm
  B. Bối cảnh sống thanh tịnh 
 C. Thân cận những người tỉnh thức 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT PháĐăng cho đáán câu 4 là D

câu Số  5. Người nào sau đây được xem là là "có tĩnh thức" ? 
 A. Nghe ai nói về người thứ ba "nói xấu mình" không vội vã tin và phản ứng bất bình 
 B. Có vui cũng chừng mực không quá độ 
C. Sớm nhận ra những pháp bất thiện và không để ác pháp tăng nhanh
 D. cả ba câu trên đề đúng


TT Tu Siêu cho đáán câu 5 là D

No comments:

Post a Comment