Friday, July 3, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 4-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương III - Ba Pháp- 
III. Phẩm Người -

25.- Vết Thương Làm Mủ

- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người phẫn nộ và bực tức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật rõ biết: "Ðây là khổ",.. như thật rõ biết "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người như thật rõ biết: "Ðây là khổ", ... như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người với tâm được ví như chớp sáng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
câu Số  1. Một nội tâm "như vết thương" trong bài kinh nầy được hiểu là gì?
A. Nội tâm người đang thất tình
 / B. Nội tâm phẫn nộ, bực tức trước nghịch cảnh 
/C. Nội tâm thiếu tình thương
 /  D. Nội tâm mặc cảm

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu  Số 1 là B. 

  câu Số  2. Người nào sau đây được ví dụ như điển chớp? 
 A. Gặp khổ tuệ giác sanh khởi 
/B. Gặp cơ hội biết nắm lấy cơ hội 
/C. Gặp chuyện vui buồn tâm thản nhiên
 / D. Gặp chuyện bất bình ra tay hiệp nghĩa

T T Tuệ Siêu cho đáp án câu  Số 2 là A. 

  Câu hỏi 3. Kim cang trong ý nghĩa bài học nầy tượng trưng cho điều gì? 
A. Trí sắc bén 
/ B. Tâm bất động
 / C. Uy lực vững chắc 
/ D. Kết tinh của phúc đức

 T Tuệ Siêu cho đáp án câu  Số 3 là A. 

_: Câu hỏi 4. Ba hạng người trong bài kinh hôm nay được thí dụ cho: 
A. Các bậc thánh sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả 
/ B. Chư Phật Thinh  văn, Độc giác và Toàn giác 
/ C. Phàm tâm phẫn nộ, bậc chứng  quả hữu học, bậc hoàn toàn giải thoát
 / D. Hành giả tu giới, định, huệ

 TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 4 là C

 Câu hỏi 5. Người tu Phật đối diện với khổ vui của cuộc sống thì đặt nặng điều nào sau đây: 
A. Mình thành công hay thất bại 
/ B. Mình gặp hên hay bi xui 
/ C. Mình giỏi hay dở 
/ D. Mình có tu nhiều hay ít

TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 5 là D

câu Số  6. Người thế gian đối diện với bất bình thường phẫn nộ vì ý nghĩ nào sau đây:
 A. Mình không phải là người dễ bị ăn hiếp 
/B. Mình không phải là người ngu / /
 C. Mình không phải là người  kém thế 
/ D. Cả ba điều trên đều có thể đúng

_TT Tuệ Siêu cho đáp án câu  Số 6 là D. 



No comments:

Post a Comment