Tuesday, July 28, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 29-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Ba Pháp

IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời

39. Kiêu Mạn

1. - Có ba kiêu mạn này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, Kiêu mạn của không bệnh, Kiêu mạn của sự sống.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân...., về ý . Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Say sưa trong Kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục. Say sưa trong kiêu mạn của đời sống, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục.

2.

Bị bệnh và bị già
Lại còn phải bị chết
Kẻ phàm phu ghê tởm
Người khác bị như vậy
Nếu ta cũng ghê tởm
Chúng sanh bị như vậy, 
Không xứng đáng cho ta, 
Với ta được sống vậy
Nên ta sống như thật
Biết pháp không sanh y
Sự say sưa không bệnh
Tuổi trẻ và sự sống
Tất cả ta nhiếp phục
Thấy xuất ly an ổn
Nơi ta khởi tinh tấn
Vì ta thấy Niết-bàn
Ta không còn có thể
Thọ hưởng các dục vọng
ta sẽ không trở lui
Ðích Phạm hạnh ta đến



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Hoàng phi Khemà không muốn gặp Đức Phật vì nghe rằng Đức Thế Tôn thường dạy về bản chất bất tịnh, vô thường của thân thể. Mặc cảm đó có phải dựa trên sự kiêu mạn của tuổi trẻ, của sức khoẻ, của sự sống? 
A. Không phải chỉ là sự hiểu lầm. Phật Pháp dạy nhiều phương diện chứ không phải chỉ dạy về bất tịnh, vô thường của thân 
/ B. Đúng vậy. Chính cái nhìn chủ quan tạo nên mặc cảm với những gì không hợp ý mình 
/ C. Duyên tới thì theo Phật, chưa đủ duyên thì không muốn nghe Phật Pháp. Thái độ của hoàng phi Khemà không liên quan gì tới kiêu mạn 
/ D. Phài có thái độ khinh thị, tự phụ thì mới gọi là kiêu mạn


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 1 .A .

No comments:

Post a Comment