Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Một Pháp
VII. Phẩm Tinh Tấn
1-10 Tinh Cần Tinh Tấn
1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không biết vừa đủ")...
5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "biết vừa đủ")...
6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không như lý tác ý")...
7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "như lý tác ý")...
8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào "không tỉnh giác")...
9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào "tỉnh giác")...
10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận..
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Như lý tác ý có thể hiểu theo điều nào sau đây:
A. Hiểu đúng với sự thật
B. Hiểu đúng với lời Phật dạy
C. Hiểu theo thái độ tích cực
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu Số 1 là D
câu Số 2. Như lý tác ý được hiểu là:
A. Một thứ trí tuệ chân chánh
B. Một thứ từ tâm đối với người ác
C. Một thứ đạo đức dựa trên giới luật
D. Một nội tâm vô nhiễm
DD Pháp Tin cho đáp án câu số 2 là A
câu Số 3. Điều nào sau đây là thí dụ điển hình của "pháp như lý tác ý" ?
A. Gặp chuyện khổ nghĩ rằng là cơ hội tu tập
B. Tổ chức lễ gặp mưa thì nghĩ "không mưa thì khô ráo cũng tốt, mưa thì mát mẽ cũng tốt"
C. Thiếu thốn thì suy nghĩ "đây là lúc huân tập ý chí kiên trì"
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án câu Số 3 là D.
Câu hỏi 4. Làm thế nào để chúng ta có được sự "khéo suy nghĩ, khéo tác ý"?
A. Thân cận bậc thiện trí
B. Thường suy niệm Phật Pháp trong đời sống
C. Huân tập thái độ tích cực
D. Cả ba diều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu Số 4 là D
Câu hỏi số 5. Câu chuyện nào sau đây nói lên sự như lý tác ý? .
A Câu chuyện Ngài Ca Diếp hành đầu đà
B. Câu chuyện ngài Punna (Phú Lâu Na) xin Phật đi hoằng pháp ở phương xa
C. Câu chuyện Ngài Ananda và vai trò thị giả
D. Câu chuyện Ngài Xá Lợi Phất gặp ngài Assaji
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu Số 5 là B.
No comments:
Post a Comment