Saturday, July 18, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 19-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp

X. Phẩm Phi Pháp (1)



1-32.

1. - Ðứng về phương diện nội phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến bất lợi lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như phóng dật. Phóng dật, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi lớn.

2. Ðứng về phương diện nội phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến lợi ích lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như không phóng dật, này các Tỷ-kheo. Không phóng dật, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.

3. (Như số 1 ở trên, chỉ thay vào "biếng nhác")...

4. (Như số 2 ở trên, chỉ thay vào "tinh cần tinh tấn")...

5-12 (Như trên, tuần tự thay vào "dục lớn, ít dục, không biết đủ, biết đủ, không như lý tác ý, như lý tác ý, không tỉnh giác, tỉnh giác")...

13. Ðứng về phương diện ngoại phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến bất lợi lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi lớn.

14. Ðứng về phương diện ngoại phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến lợi ích lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với thiện. Làm bạn với thiện, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.

15. Ðứng về phương diện nội phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến bất lợi lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với pháp bất thiện, không hệ lụy với pháp thiện. Hệ lụy với pháp bất thiện, không hệ lụy với pháp thiện, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi lớn.

16. Ðứng về phương diện nội phần, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một phần nào khác đưa đến lợi ích lớn như vậy, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với các pháp thiện, không hệ lụy với các pháp bất thiện. Hệ lụy với pháp thiện, không hệ lụy với pháp bất thiện, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.

17. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, khiến diệu pháp bị lu mờ, biến mất như vậy, này các Tỷ-kheo, như phóng dật. Phóng dật, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp bị lu mờ và biến mất.

18. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, khiến diệu pháp được an trú, không bị lu mờ, không bị biến mất như vậy, này các Tỷ-kheo, như không phóng dật. Không phóng dật, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không bị lu mờ, không bị biến mất.

19. (Như số 17, chỉ thế vào "biếng nhác")...

20. (Như số 18, chỉ thế vào "tinh cần tinh tấn")...

21-32 (Như trên, chỉ tuần tự thế vào các pháp như sau: "dục lớn, dục ít, không biết vừa đủ, biết vừa đủ, không như lý tác ý, như lý tác ý, không tỉnh giác, tỉnh giác, làm bạn với ác, làm bạn với thiện, hệ lụy với pháp bất thiện, không hệ lụy với pháp thiện, hệ lụy với pháp thiện, không hệ lụy với pháp bất thiện").



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Dấu hiệu nào sau đây cho thấy tâm đang  thụ động biếng nhác?
 A. Viện cớ thời tiết nóng lạnh ... để không tu tập 
 B. Không quý trọng thì giờ quý báu của cuộc sống ngắn ngủi 
 C. Phó mặc. Tới đâu hay tới đó 
 D. Cả ba điều trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 là D

Câu hỏi 2. Điều nào sau đây được tìm thấy trong Phật Pháp? 
A. Đau khổ có thể là chất liệu sanh khởi tinh tấn
 B. Người có căn tu thì mới siêng tu 
 C. Những vị tu nặng về trí tuệ, đức tin thì không cần tinh tấn 
D. Nên dùng phương tiên nào cũng được nếu phấn khởi là tốt

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là A

Câu hỏi 3. Phải chăng thà biếng nhác hơn là tà tinh tấn?
 A. Đúng vậy. Thà không có hơn là có mà có cái không tốt
  B. Sai. Biếng nhác cũng tai hại như tà tinh tấn 
 C.  Hai điều đó là hai vấn đề khác nhau không thể cân phân như vậy được 
 D. Mới tu thì quan trọng ở chỗ không biếng nhác, tu lâu thì quan trọng là không có tà tinh tấn 

TT GiáĐẳng cho đáp án câu  3 là C

Câu hỏi 4. Thiếu chánh tinh tấn có đồng nghĩa với tà tinh tấn chăng? 
A. Giống nhau 
 B. Khác nhau
  C. Giống một nữa 
 D. Khác nhau ở điểm phát xuất nhưng giống nhau ở chung cuộc

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 4 là B

Câu hỏi 5. Câu chuyện nào sau đây không có trong kinh điển Phật giáo? 
A. Vị tỳ kheo tu hạnh không nằm dù mắt bị mù vẫn tu 
 B. Vị tỳ kheo quá tinh tấn không tiến bộ được cho tới khi muốn đi nghỉ thì thành tựu đạo quả
  C. Một tỳ kheo nhận lời mang bộ lòng của người hữu tâm về gặp Phật nhưng nữa đường thấy hôi thối nên quăng bỏ
  D. Một tỷ kheo tuy là đã chứng đắc đạo quả nhưng vẫn hành đầu đà vì muốn gương cho hậu thế


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 5 là C

No comments:

Post a Comment