Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Ba Pháp
IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời
38.- Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.
2.- Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào sau đây là biểu hiện sự kiêu mạn của tuổi trẻ?
A. Hãnh diện về sự trẻ trung của mình
/ B. Khinh thị những người già cả /
C. Không ý thức được rằng "rồi mình cũng sẽ như vậy" khi nhìn những người lớn tuổi / D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu Số 1 .D .
Câu hỏi 2. Phật ngôn nào sau đây nói lên hậu quả của sự kiêu mạn đề cập trong bài kinh hôm nay?
A. Trẻ không sớm biết tu hành, không lo tài sản để dành mai sau, cò già ủ rủ bên ao, cá tôm chẳng có xanh xao chết dần
/ B. Thắng thêm nuôi dưỡng hận thù, khổ đau kẻ bại ngàn thu khổ sầu
/ C. Đi xa vời cô độc, vô hình ẩn hang sâu, ai điều phục tâm ấy, tử thần không bắt được
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu ốS 2 .A
Câu hỏi 3. Đức Phật dạy có bốn hạng ngựa ví dụ cho bốn hạng người : nghe hiệu lệnh thì chạy, thấy dạng roi thì chạy, bị đánh rồi chạy, đánh chết cũng không chạy; tương tự như vậy, ở đời có bốn hạng người: Tự ý thức bản chất khổ đau nên phát tâm tu tập, thấy khổ đau đe doạ nên tu tập, từ sự khổ đau phát tâm tập, khổ mức độ nào cũng không bao giờ muốn tu tập. Trong bốn hạng người đó ai là người sống gắn chặt với kiêu mạn?
A. Hạng thứ nhất
/ B. Hạng thứ hai
/ C. Hạng thứ ba
/ D. Hạng thứ tư
Câu hỏi 4. Điển tích kể thuở xưa có vị vu chuyển luân vương dặn người hớt tóc khi nào thấy trên đầu có sợi tóc bạc thì báo cho vua biết. Khi điều nầy xẩy ra thì nhà vua trao ngôi báu cho đông cung thái tử rồi vào rừng tu tập. Câu chuyện đó nói lên điều gì nào sau đây:
A. Không kiêu mạn tuổi trẻ
/ B. Không kiêu mạn khoẻ mạnh
/ C. Không kiêu mạn sự sống
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu số 4 la D
Câu hỏi số 5. Phật ngôn nào sau đây đánh động ý thức về bản chất của cuộc sống để chúng ta diệt trừ sự kiêu mạn?
A. Vui cười thích thú lẽ nào? Khi đời mãi bị khổ đau khổ sầu, trong đêm tối có hay chăng, sau chưa tìm ánh sáng hồng thoát ly
/ B. Nhìn ta như lá vàng khô, phất phơ đứng tựa cửa mờ diệt vong, tử thần chờ đợi bên trong, tư lương sao chửa dọn lòng lo tu?
/ C. Thế gian là vô thường, đi dến chỗ huỷ diệt
/ D. Cả ba câu trên
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu Số 5 .
No comments:
Post a Comment