Saturday, July 11, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 12-7-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp

VIII. Phẩm Làm Bạn Với Thiện



1-11 Làm Bạn Với Thiện



1. - Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với thiện. Với người làm bạn với thiện, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với các pháp bất thiện, và không hệ lụy với các pháp thiện. Do hệ lụy với các pháp bất thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với các pháp thiện, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với các pháp thiện, không hệ lụy với các pháp bất thiện. Do hệ lụy với các pháp thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với các pháp bất thiện, nên các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh không sanh khởi, và các giác chi đã sanh không đi đến tu tập viên mãn, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, các giác chi chưa sanh không được sanh khởi, và các giác chi đã sanh không đi đến tu tập viên mãn.

5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh được sanh khởi và các giác chi đã sanh đi đến tụ tập viên mãn, này các Tỷ-kheo, như như lý tác ý. Do như lý tác ý, này các Tỷ kheo các giác chi chưa sanh được sanh khởi, và các giác chi đã sanh đi đến tu tập viên mãn.

6. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát bà con. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

7. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng bà con. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

8. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát tài sản. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

9. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng tài sản, Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

10. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát danh tiếng. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

11. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như tăng trưởng danh tiếng. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ làm tăng trưởng sự tăng trưởng trí tuệ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Thất giác chi hay bảy yếu tố của tuệ giác được Đức Phật dạy cho thấy điều nào sau đây? 
A. Tuệ giác sanh khởi không phải tình cờ mà do sự hội tụ những yếu tố cần thiết 
 B. Sự tu tập phải có phương pháp không thể là chuyện "cầu may" 
 C. Tuệ giác không đơn thuấn y cứ trên trên "cảm xúc" hay "lý trí"
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1 là  D

 Câu hỏi 2. Như lý tác ý có thể hiểu là:
 A. Cái nhìn tích cực 
 B. Cái nhìn thuận hợp theo Phật pháp 
 C. Khéo nhận thức 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là D

 Câu hỏi 3. Tại sao như lý tác ý giúp các giác chi tăng trưởng?
 A. Như lý tác ý giúp hành giả vượt qua những rào cản nội tại
  B. Như lý tác ý giúp hành gỉả "biến nghịch cảnh thành đối tượng quán chiếu" 
 C. Như lý  tác ý giúp hành giả đứng tại vị trí thượng phong trong sự đối đầu với phiền não 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tu Siêu cho đáp án câu 3 là D

 Câu hỏi 4. Câu chuyện nào dưới đây là thí dụ tốt cho  "như lý tác ý giúp các giác chi tăng trưởng"? 
A. Tôn giả Channa thường nghĩ mình là người thân của Đức Phật 
 B. Vị tỳ kheo tu tập trong thời tiét nóng bức nghĩ rằng lửa điạ ngục còn nóng hơn
  C. Tôn giả Ananda xin Đức Phật cho phép người nữ xuất gia trong giáo pháp
  D. Ông Cấp Cô Độc với hỷ lạc tràn đầy khi nghe nói đến Đức Phật


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 4 là B

No comments:

Post a Comment