Tuesday, June 18, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 18 tháng 6, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/6/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP TÁM CHI 8.9

Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena aṭṭha dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có tám pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. 
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ 
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. 
Katame aṭṭha?
Thế nào là tám?
“aṭṭha vimokkhā. rūpī rūpāni passati. ayaṁ paṭhamo vimokkho.
 “ajjhattaṁ arūpasaññī bahiddhā rūpāni passati. ayaṁ dutiyo vimokkho.
“subhanteva adhimutto hoti. ayaṁ tatiyo vimokkho. “sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ catuttho vimokkho.
 “sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ pañcamo vimokkho.
 “sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ chaṭṭho vimokkho.
“sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ sattamo vimokkho.
“sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayita nirodhaṁ upasampajja viharati. ayaṁ aṭṭhamo vimokkho.
xi) Tám giải thoát: Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên" chứng và trú Không vô biên xứ; đó là giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.
Đây là tám sự giải thoát (Vimokkha):

Chú thích về tám giải thoát sau đây trích từ Kho Tàng Pháp Học của Pháp sư Giác Giới:
1. Tự mình có sắc, thấy các sắc (Rūpī rūpāni passati). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định các màu như màu của tóc v.v... từ nơi nội thân.
2. Tưởng tri vô sắc nội thân, thấy các ngoại sắc (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định sắc màu bên ngoài.
3. Khuynh hướng "Tịnh sắc" (Subhan' t' eva adhimutto hoti). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định "Màu tịnh", hoặc tiến hành đề mục phạm trú.
4. Chứng và trú "Không vô biên xứ" (Ākāsānañ-cāyatanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng dị biệt, suy tư rằng: "Hư không là vô biên".
5. Chứng và trú "Thức vô biên" (Viññānañcāya-tanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn không vô biên xứ, suy tu rằng "Thức là vô biên".
6. Chứng và trú "Vô sở hữu xứ" (Ākiñcaññāya-tanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn thức vô biên xứ, suy tư rằng: "Không có chi cả".
7. Chứng và trú "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" (Nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati). Tức là sau khi vượt khỏi hoàn toàn vô sở hữu xứ, trú với đề mục phi tưởng phi phi tưởng xứ.
8. Chứng và trú "Diệt thọ tưởng định" (Saññā-vedayitanirodhaṃ upasampajja viharati). Tức là sau khi vượt khỏi hoàn toàn phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy nhập định diệt thọ tưởng.


D.III.262, 288; A.IV.306








ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng trong tám giải thoát thì tầng bậc nào cũng đáng tán thán? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

 Trắc nghiệm 1. Từ vựng nào sau đây mang ý nghĩa tương đồng? 
A. Vimutti / 
B. Việt trong “ưu việt” /
 C. Vượt trong vượt thoát /
 D. Cả ba từ vựng trên

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1 : D.

Trắc nghiệm 2. Khả năng thành tựu bước tiếp theo trong sự tu tập đặc biệt nhấn mạnh điều nào sau đây:
 A. Vượt qua chính mình / 
B. Buông bỏ sở chứng đã thành tựu / 
C. Không chấp nhận dậm chân một chỗ /
 D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : D

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được ghi nhận là có ghi trong Tam Tạng Pali?
 A. Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ là phi pháp / 
B. Như Lai không hoan hỷ với pháp hữu vi dù mảy may như chút đất dính trên móng tay /
 C. Bậc thánh vô nhiễm rời bỏ đời nầy không lưu lại dấu tích như ngỗng trời rời ao / 
D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3 : D.

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là đúng theo thiền học Phật giáo?
 A. Vô sắc cao hơn sắc /
 B. Vắng lặng cao hơn nhiều chi thiền / 
C. Diệt thọ tưởng cao hơn tất cả thiền chứng khác / 
D. Cả ba câu trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4 : D.


Trắc nghiệm 5. Tranh “Thập Mục Ngưu Đồ”  của Phật giáo Bắc Truyền minh hoạ con đường tu chứng giải thoát qua các công đoạn như:  tìm trâu, thấy dấu, gặp trâu, bắt trâu, chăn trâu, dắt trâu về, quên trâu còn người, quên người và trâu, tìm về nguồn cội, thỏng tay vào chợ. So sánh với hành trình tu chứng trong Tam Tạng Pàli thì điều nào sau đây được xem là tương đồng? 
A. Những gì được huân tu cũng sẽ là những gì cần buông xả sau nầy /
 B. Những công đoạn chỉ là giai đoạn không thể xem là cứu cánh / 
C. Trong ý nghĩa tối hậu thì tất cả hữu vi pháp đều không nên nhận thức là ta, là của ta, là tự ngã của ta /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5:



No comments:

Post a Comment