Thursday, June 20, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 20 tháng 6, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/6/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP CHÍN CHI 9.2

Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena nava  dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có chín pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. 
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ 
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. 
Katame nava?
Thế nào là chín?
santāvuso, sattā ekattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ tatiyo sattāvāso.
“santāvuso , sattā ekattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ catuttho sattāvāso.
“santāvuso, sattā asaññino appaṭisaṁvedino, seyyathāpi devā asaññasattā {asaññisattā (syā. kaṁ.)} . ayaṁ pañcamo sattāvāso.

“santāvuso, sattā sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanūpagā. ayaṁ chaṭṭho sattāvāso.
“santāvuso, sattā sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanūpagā. ayaṁ sattamo sattāvāso.
“santāvuso, sattā sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcāññāyatanūpagā. ayaṁ aṭṭhamo sattāvāso.
“santāvuso , sattā sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma {samatikkamma santametaṁ paṇītametanti (syā. kaṁ.)} nevasaññānāsaññāyatanūpagā. ayaṁ navamo sattāvāso.
Iii) Chín chỗ an trú của loài hữu tình: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở tại các đọa xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ nhất. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng thiên khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai. 
Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như chư Quang Âm thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ ba. 
Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như chư Tịnh Cư thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tư. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình không có tưởng, không có thọ, như chư Vô Tưởng thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ năm. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các sân tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, chứng được Hư không vô biên xứ: “Hư không là vô biên”. Ðó là hữu tình trú xứ thứ sáu. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Thức vô biên xứ: “Thức là vô biên”. Ðó là hữu tình trú xứ thứ bảy. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Vô sở hữu xứ: “Không có vật gì”. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tám. 
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ chín.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 2. Trong Tiểu Tụng (Khuddadapatha) trong “Câu Hỏi Sa Di” thì câu hỏi “Chín pháp là gì?” câu trả lời là “Chín hữu tình cư”. Như vậy phải chăng chính hữu tình cư có vị trí đặc biệt trong Phật học? 

Thảo luận  3. Tại sao trong Phật học có nhiều trường hợp chữ "tưởng (saññà)” được dùng thay vì chữ tâm “citta)? TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 3b. (Tại sao không gọi là cõi vô thức, hay vô tâm mà là cõi vô tưởng)TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 4. Trong câu “Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng thiên khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai. (santāvuso, sattā nānattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā brahmakāyikā paṭhamābhinibbattā. ayaṁ dutiyo sattāvāso)” chữ seyyathāpi (bản dịch là NHƯ) là đơn cử một thí dụ trong nhiều trường hợp hay là trường hợp duy nhất? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Phải chăng “Chín Hữu Tình Cư” trong Phật học bao gồm tất cả người và cõi? Tam Tạng Pali có đề cập đến cõi nào hiện hữu mà không nằm trong trầm luân sanh tử (như Tây Phương Cực Lạc của Phật giáo Đại Thừa)? - TT Pháp Đăng

 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment