Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 22/6/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP CHÍN CHI 9.4
CHÍN TUẦN TỰ TĂNG TIẾN VÀ TUẦN TỰ ĐOẠN DIỆT TRONG THIỀN ĐỊNH
Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena nava dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có chín pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác.
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Katame nava?
Thế nào là chín?
nava anupubbavihārā. idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. vitakkavicārānaṁ vūpasamā ... pe ... dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. pītiyā ca virāgā ... pe ... tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. sukhassa ca pahānā M.3.221 ... pe ... catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati. sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā ... pe ... ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma P.3.266 ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati. sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati.
v) Chín thứ đệ trú: Này các Hiền giả, ở đây có vị Tỷ kheo, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú vào Thiền thứ nhất, có tầm có tứ có hỷ lạc do ly dục sanh. Diệt tầm diệt tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú vào Thiền thứ tư. Sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi trừ diệt các hữu đối tưởng, không có tác ý với các sai biệt tưởng, chứng và trú Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Sau khi vượt qua Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Vô sở hữu xứ: "Không có sự vật gì tất cả". Sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định.
344. “nava anupubbanirodhā. paṭhamaṁ jhānaṁ samāpannassa kāmasaññā niruddhā hoti. dutiyaṁ jhānaṁ samāpannassa vitakkavicārā niruddhā honti. tatiyaṁ jhānaṁ samāpannassa pīti niruddhā hoti. catutthaṁ jhānaṁ samāpannassa assāsapassāssā niruddhā honti. ākāsānañcāyatanaṁ T.3.281 samāpannassa rūpasaññā niruddhā hoti. viññāṇañcāyatanaṁ samāpannassa ākāsānañcāyatanasaññā niruddhā hoti. ākiñcaññāyatanaṁ samāpannassa viññāṇañcāyatanasaññā niruddhā hoti. nevasaññānāsaññāyatanaṁ V.3.212 samāpannassa ākiñcaññāyatanasaññā niruddhā hoti. saññāvedayitanirodhaṁ samāpannassa saññā ca vedanā ca niruddhā honti.
vi) Chín thứ đệ diệt: Thành tựu Sơ thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt; thành tựu đệ Nhị thiền, các tầm tứ bị đoạn diệt; thành tựu đệ Tam thiền, hỷ bị đoạn diệt; thành tựu đệ Tứ thiền, hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt; thành tựu Hư không vô biên xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Thức vô biên xứ, Hư không vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Vô sở hữu xứ, Thức vô biên xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt; thành tựu Diệt thọ tưởng (định), các tưởng và các thọ bị đoạn diệt.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 3. Tầng thiền cao nhất là diệt thọ tưởng định (saññāvedayitanirodha) tại sao thọ (vedaniya) được nêu lên ở đây thay vì chỉ cần nói là là vô tưởng?TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Phải chăng mỗi thiền chứng đều mang cả hai phương diện: chứng trú (vihàra) và đoạn diện (nirodha)? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Những ý niệm về ttrong thiền vô sắc như không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ là thực tánh hay thi thiết? (xin giải thích tại sao A Tỳ Đàm dạy rằng tâm thức vô biên và tâm phi tưởng phi phi tưởng biết cảnh chơn đế trong lúc tâm không vô biên và vô sở hữu biết cảnh tục đế)TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment