Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 5/6/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BẢY CHI 7.9
Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena satta dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có bảy pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác.
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Katame satta?
Thế nào là bảy?
Satta viññāṇaṭṭhitiyo.
X) Bảy thức trú:
santāvuso, sattā nānattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. ayaṁ paṭhamā viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có các loại hữu tình, thân sai biệt và tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên và một số thuộc đọa xứ. Ðó là loại thức trú thứ nhất.
santāvuso, sattā nānattakāyā ekattasaññino seyyathāpi devā brahmakāyikā paṭhamābhinibbattā. ayaṁ dutiyā viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có những loài hữu tình thân sai biệt nhưng tưởng đồng loại, như các vị Phạm Chúng thiên vừa mới sanh lần đầu tiên (hay do tu sơ thiền). Ðó là loại thức trú thứ hai.
santāvuso, sattā ekattakāyā nānattasaññino seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ tatiyā viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, thân đồng loại, nhưng tưởng sai biệt, như chư Quang Âm thiên. Ðó là loại thức trú thứ ba.
santāvuso, sattā ekattakāyā ekattasaññino seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ catutthī viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thân đồng loại và tưởng đồng loại, như chư Thiên Biến Tịnh thiên. Ðó là loại thức trú thứ tư.
santāvuso, sattā sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanūpagā. ayaṁ pañcamī viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi mọi tưởng về sắc, điều phục mọi tưởng về sân, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng Không vô biên xứ: “Hư không là vô biên”. Ðó là loại thức trú thứ năm.
santāvuso, sattā sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanūpagā. ayaṁ chaṭṭhī viññāṇaṭṭhiti.
Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi hoàn toàn hư không vô biên xứ, chứng thức vô biên xứ: “Thức là vô biên”.
santāvuso , sattā sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanūpagā. ayaṁ sattamī viññāṇaṭṭhiti.
Ðó là loại thức trú thứ sáu. Này các Hiền giả có những loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, chứng Vô sở hữu xứ: “Không có vật gì cả”. Ðó là loại thức trú thứ bảy.
Đọan sau đây trích từ Trường Bộ, bài ,15. Kinh Ðại duyên (Mahànidàna sutta) với Phật ngôn dạy về Bảy Thức Trú và tuệ quán:
33. Này Ananda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế nào là bảy? Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại, như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục. Ðó là trú xứ thứ nhất của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Ðó là trú xứ thứ hai của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Ðó là trú xứ thứ ba của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của thức. Này Ananda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng "Hư không là vô biên", được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ năm của thức. Này Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng "Thức là vô biên", được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ sáu của thức.
Này Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Ðó là trú xứ thứ bảy của thức.
Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
34. Này Ananda, trong thức trú xứ thứ nhất có thân dị loại và tưởng dị loại này, như loài Người, một số chư Thiên và một số hữu tình trong địa ngục. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, trong thức trú xứ thứ hai ... thứ ba ... thứ tư ... thứ năm ... thứ sáu ... Này Ananda, trong thức trú xứ thứ bảy, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ananda, nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Trong chấp thủ của chúng sanh sự so sánh giữa cá thể nầy với cá thể khác được gọi là gì?
A. Ngã chấp (đây là ta) /
B. Ngã sở chấp (đây là của ta) /
C. Mạn tuỳ miên (đây là tự ngã của ta) /
D. Giới cấm thủ (chấp trì giới cấm sai lạc)
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Trong khuynh hướng mạn tùy miên điều nào sau đây được kinh điển đề cập:
A. Mình giống với một người /
B. Mình đặc biệt khác người /
C. Mình vượt lên trên tất cả /
D. Cả ba trường hợp trênTT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D.
Trắc nghiệm 3. Theo Phật học thì điều nào sau đây có xẩy ra đối với chúng sanh trong vòng sanh tử luân hồi?
A. Ái cầu sanh về cảnh giới an lạc và sở nguyện như ý do phước đã tạo /
B. Ái cầu sanh về cảnh giới an lạc và sở nguyện như ý do thiền chứng đã đắc /
C. Ái cầu sanh về cảnh giới an lạc và sở nguyện không như ý do thiếu phước, thiếu trình độ tâm định, hay do quả của ác nghiệp /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Khuynh hướng chấp thủ sau đây nào được xem là có xẩy ra đối với chúng sanh?
A. Nặng về hình thức (thân đồng hay dị) /
B. Nặng về nội dung (tưởng đồng hay dị) /
C. Nặng về phủ quyết (không vô biên, thức vô biên, vô sổ hữu) /
D. Cả ba trường hợp trên đều có
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:D.
Trắc nghiệm 5. Sự kiện nào sau đây có thể được ghi nhận trong sự quan sát thường thức?
A. Ngoại hình khác biệt, suy nghĩ khác biệt của loài người tạo nên hình thái xã hội phức tạp/
B. Một số loài vật có thân và tâm thức tương đối giống nhau như đàn kiến, đàn ong …
/ C. Chúng sanh nhận thức phần lớn dựa trên đồng dị /
D. Cả ba câu trên
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 5: D
No comments:
Post a Comment