Saturday, June 29, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 29 tháng 6, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/6/2019 
34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta) 1.1
 
TINH CẦN TRONG THIỆN PHÁP, MỘT PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG

Duyên khởi

Evaṃ me sutaṃ — ekaṃ samayaṃ bhagavā campāyaṃ viharati gaggarāya pokkharaṇiyā tīre mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ pañcamattehi bhikkhusatehi. tatra kho āyasmā sāriputto bhikkhū āmantesi — “āvuso bhikkhave”ti! “āvuso”ti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṃ. āyasmā sāriputto etadavoca —
“dasuttaraṃ pavakkhāmi, dhammaṃ nibbānapattiyā.
 dukkhassantakiriyāya, sabbaganthappamocanaṃ”. 
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Campā (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. Rồi tôn giả Sāriputta bảo các vị Tỳ kheo: “Này các Hiền giả Tỷ kheo”. “Thưa Hiền giả” các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng tôn giả Sāriputta, tôn giả Sāriputta nói như sau:
Tôi nói Thập thượng pháp,
Pháp đưa đến Niết-bàn,
Diệt trừ mọi khổ đau,
Giải thoát mọi triền phược.

Một pháp

eko, āvuso, dhammo bahukāro, eko dhammo bhāvetabbo, eko dhammo pariññeyyo, eko dhammo pahātabbo, eko dhammo hānabhāgiyo, eko dhammo visesabhāgiyo, eko dhammo duppaṭivijjho, eko dhammo uppādetabbo, eko dhammo abhiññeyyo, eko dhammo sacchikātabbo.
Này các Hiền giả, một pháp có nhiều tác dụng, một pháp cần phải tu tập, một pháp cần phải biến tri, một pháp cần phải đoạn trừ, một pháp chịu phần tai hại, một pháp đưa đến thù thắng, một pháp rất khó thể nhập, một pháp cần được sanh khởi, một pháp cần được thắng tri, một pháp cần được tác chứng.
“katamo eko dhammo bahukāro? appamādo kusalesu dhammesu. ayaṃ eko dhammo bahukāro. 
I) Thế nào là một pháp có nhiều tác dụng? Bất phóng dật đối với các thiện pháp. Ðó là một pháp có nhiều tác dụng.

Hai bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ với Phật ngôn dạy về pháp tinh cần:

VII. Không Phóng Dật (S.i,86)

1) Ở tại Sàvatthi.

2)... Ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

3) -- Thưa Ðại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

4) -- Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì, có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

5) -- Bất phóng dật, thưa Ðại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau. Thưa Ðại vương, cũng như con voi, trong tất cả loài hữu tình có chân, tóm thâu tất cả đặc tướng của chân trong bàn chân của nó; và bàn chân của voi được xem là đệ nhất về phương diện to lớn trong tất cả loại chân. Cũng vậy, thưa Ðại vương, bất phóng dật là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

6)

Ai ước nguyện tuổi thọ,
Không bệnh, có diệu sắc,
Ðược sanh lên Thiên giới,
Sanh các nhà quý tộc,
Phải liên tục tăng thượng,
Tinh tấn, không dừng nghĩ.
Người hiền triết tán thán,
Hạnh lành không phóng dật,
Ðối với những người lành,
Làm các hạnh công đức,
Người hiền không phóng dật,
Ðược cả hai lợi ích,
Lợi ích trong đời này,
Lợi ích cả đời sau.
Kẻ anh hùng được gọi,
Là bậc chơn hiền trí,
Nếu biết nắm chụp lấy,
Hạnh phúc cho chính mình.

96. IV. Sống Phóng Dật (Pamàdavihàri) (S.iv,78)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về trú phóng dật và trú không phóng dật. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trú phóng dật?4-6) Ai sống không nhiếp hộ nhãn căn, này các Tỷ-kheo, thời tâm người ấy bị nhiễm ô (vyàsincati) đối với các sắc do mắt nhận biết. Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan. Do không có hân hoan nên không có hỷ. Do không có hỷ nên không có khinh an. Do không khinh an nên khổ an trú. Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ. Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật... nhĩ căn... tỷ căn...
7-8) ... thiệt căn... thân căn...
9) Ai sống không nhiếp hộ ý căn, tâm bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết. Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan. Do không hân hoan nên không có hỷ. Do không có hỷ nên không có khinh an. Do không có khinh an nên khổ an trú. Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh. Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ. Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là an trú phóng dật.
11) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là an trú không phóng dật?
12-14) Ai sống nhiếp hộ nhãn căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các sắc do mắt nhận biết. Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh. Do có hân hoan nên hỷ sanh. Do có hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên cảm lạc thọ. Với người an lạc, tâm được định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ. Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật... nhĩ căn... tỷ căn...
15-16) ... thiệt căn... thân căn...
17) Ai sống nhiếp hộ ý căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết. Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh. Do có hân hoan nên hỷ sanh. Do có hỷ tâm nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên cảm lạc thọ. Với người an lạc, tâm được định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ. Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật.
18) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là trú không phóng dật.


ÌI Thảo Luận: TT Pháp Tân điều hành

Thảo luận 1. Trong đời sống hàng ngày một người không bị phóng dật hay phóng tâm mà luôn có chánh niệm thì có lợi ích gì? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 2. chữ appamādo, có nơi dịch là không dễ dui, có nơi dịch là không phóng dật. Vậy tâm phóng dật và tâm dễ dui khác nhau như thế nào? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 3: Trong tất cả thiện pháp mình làm trong sự dễ dui thì kết quả như thế nào? ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 4. Để cho đời sống tu tập thì trong việc không dễ dui có yếu tố khéo tác ý không? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 5. TT Pháp Tân đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment