Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 4/6/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BẢY CHI 7.8
Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena satta dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có bảy pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác.
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Katame satta?
Thế nào là bảy?
Satta balāni
Ix) Bảy lực:
saddhābalaṃ, vīriyabalaṃ, hiribalaṃ, ottappabalaṃ, satibalaṃ, samādhibalaṃ, paññābalaṃ.
Tín lực, tinh tấn lực, tàm lực, quý lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ giảng về bảy sức mạnh của hành giả:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín lực?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tín lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh tấn lực?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tinh tấn lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tàm lực?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng hổ thẹn, hổ thẹn đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, hổ thẹn đối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tàm lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là quý lực?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sợ hãi đối với các pháp ác, bất thiện được thực hiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là quý lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm lực?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có chánh niệm, thành tựu tối thắng niệm và tuệ. Vị ấy nhớ và gợi lại trong trí nhớ những điều đã nói và đã làm lâu ngày về trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là niệm lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định lực?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm lạc thọ, được các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là định lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ lực?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập bậc Thánh vào con đường đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ lực.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 3. Tín lực được nêu rõ là: Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự , Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tín lực. Như vậy một người dành nhiều thì giờ cho sự thờ phượng, lễ bái, tụng niệm có là cách tốt để tăng trưởng tín lực? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Tấn lực được nêu rõ là: Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tinh tấn lực. Một người siêng năng làm công quả trong chùa có gọi là có tấn lực
Thảo luận1. Tại sao hai pháp tàm và quý được mô tả có vai trò rất quan trọng trong thiện pháp nhưng không có mặt trong 37 pháp trợ đạo? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 6. Bảy lực có thể tu tập riêng lẻ hay phải đi chung như tánh cách quân bình của ngũ lực? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 7 Tấn lực được nêu rõ là: Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tinh tấn lực. Một người siêng năng làm công quả trong chùa có gọi là có tấn lực? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment