Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/6/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP MƯỜI CHI 10.5
MƯỜI PHÁP CỦA BẬC GIẢI THOÁT VIÊN MÃN
Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dasa dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có mười pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác.
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ. Katame dasa?
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là chín?
Dasa asekkhā dhammā: asekkhā sammādiṭṭhi, asekkho sammāsaṅkappo, asekkhā sammāvācā, asekkho sammākammanto, asekkho sammāājīvo, asekkho sammāvāyāmo, asekkhā sammāsati, asekkho sammāsamādhi, asekkhaṃ sammāñāṇaṃ, asekkhā sammāvimutti. (6)
vi) Mười pháp vô học: Vô học Chánh tri kiến, vô học Chánh tư duy, vô học Chánh ngữ, vô học Chánh nghiệp, vô học Chánh mạng, vô học Chánh tinh tấn, vô học Chánh niệm, vô học Chánh định, vô học Chánh trí, vô học Chánh giải thoát.
Bài kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ dạy về mười pháp của bậc hoàn toàn giải thoát:
(VII) (119) Sự Xuất Ly của Bậc Thánh (1)
1. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu. Thế Tôn thấy Bà-la-môn Jànussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên không xa bao nhiêu, thấy vậy liền nói với Bà-la-môn Jànussoni:
- Này Bà-la-môn, nhân ngày trai giới Uposatha, Ông gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên để làm gì? Có phải hôm nay là ngày của gia đình Bà-la-môn?
- Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay là ngày xuất ly của gia đình Bà-la-môn.
- Này Bà-la-môn, như thế nào là ngày xuất ly của các Bà-la-môn?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn nhân ngày trai giới Uposatha gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, thoa sàn nhà với phân bò ướt, trải với cỏ kusa xanh, và nằm xuống giữa đống cát và nhà lửa. Ðêm ấy họ dậy ba lần, chắp tay đảnh lễ ngọn lửa và nói: "Chúng tôi đi xuống đến Tôn giả". Rồi họ đốt lửa với nhiều thục tô, và sanh tô, và sau khi đêm ấy đã qua, họ cúng dường các Bà-la-môn với các món ăn thù diệu, loại cứng và loại mềm. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn.
- Sai khác, này Bà-la-môn, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh.
- Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi thế nào là trong Luật của bậc Thánh!
- Này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: "Tà kiến đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến... Tà tư duy đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà ngữ đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà nghiệp đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà mạng đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà tinh tấn đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai... Tà niệm... Tà định... Tà trí... Tà giải thoát đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai". Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh.
3. Sai khác, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không bằng giá trị của phần mười sáu, so với sự xuất ly trong Luật bậc Thánh. Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! ... Mong Tôn giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung con xin quy ngưỡng.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tu tập giới uẩn gồm chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng có khác gì so với ngũ giới , bát chánh quan trai giới , sa di giới , Tỳ Kheo giới ...? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 2. Tâm giải thoát và tuệ giải thoát là sự tu tập hay là thành quả của sự tu tập ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3.Một người tu tập chánh kiến , chánh tư duy , chánh ngữ..đến khi đã hoàn toàn giác ngộ thì những pháp ấy vẫn là những pháp hiện hữu trong đời sống như vậy phải chăng " qua sông rồi vẫn giữ chiếc bè "? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Có quan niệm rằng chỉ cần tu tập một pháp thì cũng đủ đạt đến cứu cánh không nhất thiết phải tu tập nhiều pháp như bát chánh đạo ... Cái nhìn này có vấn đề gì theo Phật Pháp ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Đời sống người cư sĩ có thích hợp để tu tập giới định tuệ ? -ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. Tu tập chánh kiến , chánh tư duy , chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng... Có tạo phúc quả trong cõi nhân thiên ( phước hữu lậu ) ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 7. Cách tu tập trong những trường thiền ngày nay có áp dụng đầy đủ bát chánh đạo chăng ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 2. Tâm giải thoát và tuệ giải thoát là sự tu tập hay là thành quả của sự tu tập ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3.Một người tu tập chánh kiến , chánh tư duy , chánh ngữ..đến khi đã hoàn toàn giác ngộ thì những pháp ấy vẫn là những pháp hiện hữu trong đời sống như vậy phải chăng " qua sông rồi vẫn giữ chiếc bè "? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Có quan niệm rằng chỉ cần tu tập một pháp thì cũng đủ đạt đến cứu cánh không nhất thiết phải tu tập nhiều pháp như bát chánh đạo ... Cái nhìn này có vấn đề gì theo Phật Pháp ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Đời sống người cư sĩ có thích hợp để tu tập giới định tuệ ? -ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. Tu tập chánh kiến , chánh tư duy , chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng... Có tạo phúc quả trong cõi nhân thiên ( phước hữu lậu ) ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 7. Cách tu tập trong những trường thiền ngày nay có áp dụng đầy đủ bát chánh đạo chăng ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment