Thursday, June 27, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 27 tháng 6, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng điều hành
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/6/2019 
34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta)
 
TỔNG QUAN

Kinh Thập Thượng là bài kinh số 34 cũng là bài kinh sau cùng của Trường Bộ (Dìgha Nikàya)
Thập Thượng có nghĩa là “có thể tăng đến mười” bởi vì mỗi đề tài pháp có thể trìn bày từ một chi cho tới mười chi thí dụ như “pháp có nhiều tác dụng” thì có “một pháp có nhiều tác dụng, hai pháp có nhiều tác dụng, ba pháp có nhiều tác dụng ... cho đến mười pháp có nhiều tác dụng
Mười chủ đề của Kinh Thập Thượng là: 
    *pháp có nhiều tác dụng
    *pháp cần được tu tập
    *pháp cần phải biến tri
    *pháp cần phải đoạn trừ
    *một pháp chịu phần tai hại
    *pháp đưa đến thù thắng
    *pháp rất khó thể nhập
    *pháp cần được sanh khởi
    *pháp cần được thắng tri
    *pháp cần được tác chứng

Theo bản sớ giải thì trên phương diện pháp hành, phân định theo tam học, thì mười thể tài trên được chia như sau:
Pháp cần phải đoạn trừ, một pháp chịu phần tai hại  nằm lãnh vực tu tập “giới tăng thượng”
Pháp đưa đến thù thắng, pháp rất khó thể nhập, pháp cần được tác chứng, pháp cần được sanh khởi , pháp cần được thắng tri nằm lãnh vực tu tập “định tăng thượng”
Pháp có nhiều tác dụng, pháp cần được tu tập, pháp cần phải biến tri nằm lãnh vực tu tập “tuệ tăng thượng”
Theo nhiều học giả thì Kinh Thập Thượng có liên hệ mật thiết với Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga) và A Tỳ Đàm (Abhidhamma) và là cơ sở cho tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) sau nầy. 
Bài kinh nầy được Tôn giả Sàriputta giảng cho chư tỳ kheo lúc Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già). Đây cũng là một thí dụ cụ thể về vai trò giáo thọ của Ngài Xá Lợi Phất trong việc hệ thống hoá Phật ngôn thành những giáo trình mang tính “trường lớp” để hướng dẫn chư tỳ kheo ngay khi Đức Thế Tôn trụ thế. 
Đặc điểm của bài kinh nầy cho thấy những thể tài có thể hiểu theo nhiều con số rộng hẹp, lớn nhỏ khác nhau. Đây là cách quảng diễn pháp tánh tự nhiên mà không hạn cuộc, đóng khung trong giáo điều vốn thường thấy ở nhiều tôn giáo. 
Cách trình bày giáo pháp qua kinh Thập Thượng cũng mang lợi ích lớn trong văn học truyền khẩu: khiến người học dễ nhớ hơn và dễ nắm bắt ý nghĩa.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thao luan 1. Cach trinh bay giao phap theo kinh Thap Thuong la cach giang giai cua cua rieng Ngai Xa Loi Phat  duoc tim thay do Duc Phat o nhung noi khac trong tam tang?

Thảo luận 2. Các chủ đề mang nhiều chi khác nhau có làm giãm giá trị của các chủ đề chăng ? -TT Tuệ Siêu  

Thảo luận 3. Lời trình bày pháp ( Giáo pháp cũng như pháp tự nhiên) theo pháp số có lợi ích gì cho người học ? - TT Tuệ Siêu 

 Thảo luận  4. Phải chăng có những chủ đề có số chi pháp cố định , có những chủ đề có con số bất định ? - TT Tuệ Siêu 



Thảo luận 5. Nhiều người quan niệm rằng thời Phật trụ thế giáo Pháp được giãng mang tính Pháp thoại tùy duyên chứ không theo trường lớp với những giáo trình rõ ràng . Quan niệm đó có chính xác không ? - TT Tuệ Siêu 





 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment