Sunday, November 24, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 24 tháng 11, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/11/2019 
12. Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta)


218. Tại sao gọi là Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta)

Sư tử hống (sìhanàda)  là lời tuyên bố không khiếp sợ của bậc Sư Vương. Trong bài kinh nầy ghi lại về lời Đức Phật nói về sự ưu việt vô thượng của Ngài, và có thể nói chung chư vị Chánh đẳng chánh giác, đối với cả ba phương diện tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Gọi là Đại Kinh Sư Tử Hống vì là bài kinh dài (đại kinh) so với kinh ngắn hơn (tiểu kinh) trước đây.

219. Đại ý Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta))là gì?

Tôn giả Sàriputta khi đi khất thực nghe lời chỉ trích của Sunakkhatta: "Sa môn Gotama không có tri kiến thù thắng, thuyết pháp do mình tạo ra sau khi suy luận, trắc nghiệm. Pháp ấy nhắm đến một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành đến chỗ đoạn tận khổ đau." . Tôn giả về thuật lại với Đức Phật. Đức Thế Tôn dạy rằng mặc dù đó là lời chỉ trích nhưng vô tình là tán thán Phật, mặc dù vậy một người thiểu trí như Sunakkhatta không thể nào hiểu được sở chứng và cảnh giới cao rộng của bậc Toàn giác. Rồi Đức Phật đi vào chi tiết những sở đắc, sở chứng, năng lực hiển hoá và cảnh giới cao rộng của chư Phật. Những tuyên bố nầy khiến tỳ kheo Nagasamala đang đứng quạt hầu phía sau chấn động tâm tư. Có lẽ vì thế gọi là Đại kinh Sư Tử Hống.

220. Sunakkhatta là nhân vật thế nào?

Sunakkhatta một người thuộc dòng Licchavi. Xuất gia theo Đức Phật có lúc trở thành người hầu cận Phật. Do nghiệp quá khứ vị nầy chỉ có thể chứng thiên nhãn mà không chứng chứng được thiên nhĩ.  Do quá chú trọng về thần lực mà vị nầy không trưởng thành trong giáo pháp.Về sau nầy khi Sunakkhatta rời bỏ giáo pháp theo ngoại giáo. Đức Phật đã có lời tiên tri về cảnh giới tái sanh của những đạo sư ngoại giáo mà Sunakkhatta quy hướng. Tất cả đều trở thành sự thật. Tuy vậy do chấp thủ sai lạc, Sunakkhatta đã không rời bỏ được cái nhìn sai lạc về giá trị chân thực của đời sống phạm hạnh.

221. Lời chỉ trích của Sunakhattha đối với Đức Phật  ra sao?

Sunakkhatta khi nói đến giá trị của sự tu tập thì chú trọng đến thần lực phép mầu. Vị nầy cho rằng, theo sự hiểu biết của mình, thì Đức Phật chỉ dạy về pháp có mục đích hướng thượng có hiệu năng đoạn tận khổ đau nhưng không dẫn đến thành tựu năng lực siêu nhiên.
Lời bình phẩm đó, mặc dù có tánh cách chỉ trích, nhưng có phần đúng là Đức Phật giảng dạy giáo pháp chỉ với mục đích hướng dẫn chúng sanh giác ngộ giải thoát như câu chuyện những chiếc lá simsapa.
Điều sai lầm lớn của lời chỉ trích nầy Sunakkhatta, với trình độ hữu hạn, không thể hiểu hết về tuệ giác, năng lực và cảnh giới của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

222. Tại sao ngay cả khi Đức Phật còn tại thế, với uy đức cao tột vẫn có những người chê bai, đả kích Ngài?

Lời khen, tiếng chê không nói lên được giá trị thật sự. “Xưa và nay người không bị chê bai vốn không có”. Bất cứ giá trị nào của cuộc sống cũng có nhiều bình phẩm khen chê hai trái chiều. 
Hơn thế nữa, đối với thị phi, Đức Phật và các bậc thánh luôn an nhiên. Nếu cần phải nói điều gì thì các Ngài nêu rõ ý nghĩa. 
Mặc dù trong hàng đệ tử cư sĩ của Đức Phật có rất nhiều vua chúa, những người có thế lực và ngay cả Đức Phật cùng các đệ tử có nhiều thần lực nhưng không bao giờ có chuyện áp đảo những người chỉ trích bằng sức mạnh. Nếu lẽ phải không chuyển hoá được định kiến sai lạc thì bậc thánh trí chọn sự im lặng thuận với tự nhiên.

[còn tiếp]


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Ngày nay có nhiều Phật tử ưa thích hay sùng bái phép lạ thay vì học hiểu giá trị chân thật của giáo Pháp . Thái độ đó có giống với quan điểm của Sunakkhata ? nên có lời khuyên gì với những người như vậy ? - TT Giác Đẳng

 Thảo luận 2. Tại sao  cảnh giới của chư Phật toàn giác là bật khả tư nghì ?. - TT Pháp Đăng

 Thảo luận 3. Tại sao đa số chúng sanh không thấy được đau khổ và sự thoát khổ là những gì thật sự cần hiểu và thực hành ? - TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 4. Cảm tưởng của ĐĐ Nguyên Thông về sự tu tập






 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment