Monday, November 18, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 18 tháng 11, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/11/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

190.  Quán sát sáu nội xứ và sáu ngoại xứ được dạy thế nào?

Ở đây Tỷ-kheo  biết rõ con mắt và  biết rõ các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy  biết rõ như vậy.

Tỷ-kheo  biết rõ tai và  biết rõ các tiếng...  biết rõ mũi và  biết rõ các hương...  biết rõ lưỡi... và  biết rõ các vị...  biết rõ thân và  biết rõ các xúc,  biết rõ ý và  biết rõ các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy  biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy  biết rõ như vậy. 

191. Thuật ngữ xứ - āyatana nghĩa là gì?

Xứ có nghĩa là nơi, chỗ ở đây chỉ cho cơ sở tâm thức sanh khởi, từ đó, phiền não kiết sử sanh khởi. Sáu nội xứ chỉ cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu nội xứ chỉ cho sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp. Tâm thức chỉ cho các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và ý thức.
192. Tại sao hành giả cần phân biệt nội xứ và ngoại xứ

Nội xứ thuộc về chủ quan, nội tại có một mãnh lực chi phối khác với cảnh khách quan. Thí dụ hành giả đang tu tập bất chợt “thèm ăn cái gì đó” đó là kiết sử phiền não liên hệ tới lưỡi (thiệt căn) chứ không là cảnh vị (chưa biết rõ thật sự muốn ăn cái gì). Thông thường những nhu cầu ham muốn của các căn dựa trên thói quen như tới giờ giấc nào đó muốn hưởng cảnh dựa trên một giác quan thí dụ buổi sáng thích nghe nhạc mà không cần phải là loại nhạc gì.
Sáu cảnh bên ngoài thường khi xuất hiện bất chợt và hiện khởi với rất ít khả năng tự chủ của hành giả.
Hai loại xứ nội xứ và ngoại xứ mang tác động phiền não kiết sử khác nhau và hành giả cần chánh niệm cũng như ứng xử bằng phương cách khác nhau thí dụ để giảm thiểu chi phối của ngoại cảnh có thể thay đổi bằng sự thiên chuyển chỗ ở nhưng nhu cầu các căn thì đôi khi cần một chế ngự khác.

193. Quán sát sáu nội và ngoại xứ được áp dụng thế nào?

Khi quán sát hơi thở hay quán sát các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi có thể ghi nhận sự hiện khởi của cảnh.
Nếu có một thứ căn hay cảnh dễ sanh phiền não thì hành giả cần quan tâm nhiều hơn để nuôi dưỡng chánh niệm thí dụ người mê thích ăn uống chẳng hạn cần phòng hộ thiệt căn khi thọ thực.
Khi có những tham luyến (một thứ phiền não kiết sử) hành giả với trí tuệ phân tích kiết sử đó thuộc về căn nào, cảnh nào, thường sanh khởi trong oai nghi nào, thời khắc nào. “Biết người biết ta” là cách tốt để đối trị phiền não.

194. Quán sát sáu nội và ngoại xứ có những lợi ích thiết thực nào đối với hành giả?

Hành giả thường quán sát sáu nội xứ và ngoại xứ trí tuệ được sắc bén, chánh niệm được vững chãi và dễ dàng thấy được thực tướng của vô ngã vì nhận ra các pháp do nhiều nhân nhiều duyên mà sanh khởi hay hoại diệt. Những khía cạnh chủ quan, khách quan, nội phần, ngoại phần giúp hành giả có cái nhìn chân xác hơn về cuộc sống


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng sự sống hay sự hiện hữu theo Phật Pháp nằm trọn trong ba thành tố : căn, cảnh và thức ? Ngoài căn , cảnh , thức có “cái gì đó” gọi là chân ngã ? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2. Tại sao ngũ song thức trong A Tỳ Đàm dường như muội lược không đáng kể lắm khi giải về tâm , trong khi những nơi khác thì ngũ song thức dường như “lớn chuyện” ? -TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Khi chúng ta nghiện ngập hay nghiền thứ gì , như thói quen ăn cay chẳng hạn thì kiết sử đó thiên về căn hay cảnh ?   TT Pháp Đăng 

Thảo luận 4: 

  Thảo luận 5. Phải chăng để đối diện với phiền não đôi khi chúng ta cũng nên quan sát cảnh? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment