Friday, November 22, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 22 thaág 11, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 22/11/2019 
11. Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda sutta)

209. Tại sao gọi là Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda sutta)

Sư tử hống (sìhanàda)  có nghĩa đen là tiếng rống con sư tử chỉ cho lời tuyên bố không biết khiếp sợ hay e ngại hay dám khẳng định.
Gọi lài Tiểu Kinh Sư Tử Hống vì có hai bài kinh cùng tên một ngắn (tiểu kinh) và một dài (đại kinh)

210. Đại ý Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda sutta)là gì?

Ý nghĩa của bài kinh xoay chung lời khẳng định dứt khoát, không e dè: Chỉ có trong giáo pháp của Đức Phật mới có bốn bậc sa môn thành tựu thánh trí.Lời tuyên bố đó có cơ sở không phải chủ quan hay thậm xưng. Để trình bày cơ sở vững chắc cho lời tuyên bố đó một số câu hỏi được nêu ra. Nếu trả lời một cách chân chánh thì không thể nói khác hơn được. Chỉ có trong Giáo Pháp của Phật mới có những yếu tố tất yếu chuyển hoá chúng sanh từ phàm sang thánh.

211. Bốn bậc thánh trí là gì?

Đó là bốn thánh quả với sở chứng giác ngộ, giải thoát:
Đệ nhất sa môn là bậc đoạn tận thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.
Đệ nhị sa môn là bậc giảm thiểu dục ái và sân.
Đệ tam sa môn là bậc đoạn tận dục ái và sân
Đệ tứ sa môn là bậc đoạn tận ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật và vô minh.
212. Để chứng đắc bốn thánh quả cần có những gì?
Phải có bốn yếu tố:
Lòng tin bậc Ðạo Sư 
Lòng tin Giáo Pháp 
Thành tựu viên mãn các giới luật
Sự quý kính chân thành đối với các bạn đồng tu thuộc cả hai giới xuất gia và tại gia

213. Với bốn yếu tố kể trên thì tại sao ngoại giáo không thể có được?

Ngoại giáo không thể có được nếu xét theo ba phương diện:
Chín điều không thể khác hơn
Cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?" 
Cứu cánh ấy cho người có tham, hay cho người không tham?" 
Cứu cánh ấy cho người có sân, hay cho người không sân?" 
Cứu cánh ấy cho người có si hay cho người không si? 
Cứu cánh ấy cho người có ái, hay cho người không ái?" 
Cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người không chấp thủ?" 
Cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người không có trí?" 
Cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không thuận ứng, không nghịch ứng?" 
Cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho người không ưa hý luận, không thích hý luận?" 

Hai sở chấp cần vượt thoát: Chấp có và chấp không


Bốn thủ cần tháo gỡ:  Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. 

[còn tiếp]


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Bốn sa môn quả có giá trị thật sự gì đối với người tu Phật ? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Từ ngữ "bổn sư " trong cụm từ " Bổn Sư Thích Ca " có thích hợp với truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy ? - TT Tuệ  Quyền

 Thảo luận 3. Tại sao lời khẳng định chỉ trong giáo pháp mới có bốn bậc sa mon dựa tren bốn cơ sở: Lòng tin bậc Ðạo Sư /Lòng tin Giáo Pháp / Thành tựu viên mãn các giới luật/ quý kính chân thành đối với các bạn đồng tu thuộc cả hai giới xuất gia và tại gia? - TT Pháp Đăng



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment