Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 21/11/2019
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)
204. Đức Thế Tôn kết luận bài pháp về Tứ Niệm Xứ thế nào?
Bậc Đạo Sư đã dạy về sự thành tựu do tu tập tứ niệm xứ:
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
205. Những con số như bảy năm, bảy tháng, bảy ngày... nên được hiểu thế nào?
Đó là khoảng thời gian tối đa (bảy năm) và tối thiểu (bảy ngày) mà một hành giả thực hành pháp tứ niệm xứ liên tục có thể chứng đắc.
206. Phật giáo Kim Cang Thừa (Mật Tông) có khẳng định nếu tu Kim Cang Thừa chắc chắn có thể đắc đạo trong kiếp nầy chứ không cần một hay nhiều đời sau. Kinh Tứ Niệm Xứ có khẳng định điều tương tự chăng?
Đây là trường hợp duy nhất trong Tam Tạng Pàli ghi lại lời Đức Thế Tôn khẳng định một người tu tập tứ niệm xứ liên tục, đúng cách chắc chắn sẽ giác ngộ giải thoát trong kiếp hiện tại. Bản sớ giải cũng nêu lên một sốt điều kiện cần thiết cho sự tu tập để dẫn đến quả chứng như phải là người tam nhân, có khả năng hội đủ năm lực...
Một điều cần lưu ý là quan niệm người tu Phật phải chờ vô lượng kiếp sau mới giác ngộ giải thoát là không có trong kinh điển. Một người đi học mà tự khẳng định là tuy học nhưng sẽ không bao giờ xong là ý tưởng hoàn toàn không nên có.
207. Tại sao chỉ có hai quả vị Vô sanh Ứng Cúng (Tứ quả) và bất lai (Tam quả) được đề cập ở đây?
Sơ quả hay quả tu đà huờn thành tự do thấy (dassana), ba quả còn lại do tu tập tôi luyện (bhavana)
Nhị quả hay quả tư đà hàm chỉ là sự giảm thiểu dục ái và sân.
Nói về quả vị của nỗ lực tu tập thì hai quả chứng được nêu là tam quả (a na hàm) không còn năm hạ phần kiết sử và tứ quả A la hán đoạn tận năm thượng phần kiết sử hoàn toàn giải thoát.
208. Đức Phật lập lại câu mở đầu để kết luận điều đó có giá trị gì về phương diện ý nghĩa?
Nhiều học giả dùng phần kết của bài kinh như ngữ cảnh để giải thích cho cụm từ ekàyano maggo:
Con đường có điểm đến duy nhất là giác ngộ giải thoát.
Con đường trực tiếp dẫn đến giác ngộ không đi vòng qua trung gian
Là sự trì duy nhất để đắc chứng tuệ giác ngay trong hiện tại
Là pháp tu tập duy nhất để mô tả bằng những thành tựu thiết thực: đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao sơ quả và nhị quả không được đề cập? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Cách học Kinh Tứ Niệm Xứ trong lớp Buddhadhamma có quá dài chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Qua bài kinh Niệm Xứ, cho chúng ta thấy gì về sự khác biệt giữa lý thuyết với thực hành? - TT Pháp Đăng & ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết bài học Kinh Tứ Niệm Xứ
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment