Wednesday, November 27, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 27 thaág 11, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/11/2019 
12. Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda sutta)(tiếp theo)


240. Đức Thế Tôn đã nói về sự từng trãi của Ngài gồm những gì và mang ý nghĩa gì?

Năm giáo thuyết thịnh hành về tôn giáo và tu tập trong văn hoá Ấn được Đức Phật nêu lên và dạy rằng Ngài từng thực hành những điều đó ở mức độ khó người sánh được nhưng cuối cùng nhận ra tất cả đều vô ích. Năm giáo thuyết đó là:
Thanh tịnh nhờ khổ hạnh
Thanh tịnh nhờ luân hồi 
 Thanh tịnh nhờ tái sanh vào cõi tịnh
Thanh tịnh nhờ tế tự
Thanh tịnh nhờ thờ lửa

241. Đối với chủ thuyết thanh tịnh do khổ hạnh Đức Phật đã dạy gì?

Đức Phật thuật lại giai đoạn Ngài thực hành khổ hạnh trước khi thành đạo với những qua các cách tu khổ hạnh tột cùng: đệ nhất hành xác; đệ nhất bần uế; đệ nhất yểm ly; đệ nhất độc cư.
Cuối cùng với kinh nghiệm tự thân Ngài nhận ra sự khổ hạnh như vậy chỉ là dẫn đến huỷ hoại thân xác và Ngài đã chọn con đường trung đạo.
Những lời thuật lại của Đức Phật về thời gian tu khổ hạnh có giá trị đặc biệt về lich sử và văn hoá Ấn Độ.

242. Đối với chủ thuyết thanh tịnh nhờ luân hồi  Đức Phật đã dạy gì?

Thuyết luân hồi tịnh hoá, rất phổ thông trong tôn giáo Ấn Độ, với quan điểm chúng sanh luân hồi với số kiếp nào đó thì sẽ phản bổn hoàn nguyên. 
Đức Phật dạy nếu nói về luân hồi thì bản thân Ngài, và tất cả chúng sanh, đã trầm luân từ vô lượng kiếp nhưng không vì thế mà giải thoát.

243. Đối với chủ thuyết thanh tịnh nhờ sanh vào cõi tịnh  Đức Phật đã dạy gì?

Trong nền tín ngưỡng Ấn Độ, và nhiều tín ngưỡng thế giới, người ta tin vào thuyết vãng sanh. Điều nầy có nghĩa là có những cõi vi diệu, cực lạc nếu được sanh vào thì phàm hoá thánh, ô nhiễm thành thanh tịnh. Đức Phật dạy rằng trong tất cả các cõi ngoại trừ năm cõi tịnh cư thiên của các bậc thánh A Na Hàm thì Đức Phật khi còn ở kiếp tiền thân đều từng sanh vào nhưng không vì vậy mà trở thành thanh tịnh giải thoát.

244. Đối với chủ thuyết thanh tịnh nhờ tế tự  Đức Phật đã dạy gì?

Cúng bái tế tự là sự thực hành tín ngưỡng vô cùng phổ thông. Người ta tin tưởng mãnh liệt với nghi thức cúng kiếng có thể dẫn đến thanh tịnh.  Đức Phật dạy rằng:  Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.

242. Đối với chủ thuyết thanh tịnh nhờ thờ lửa  Đức Phật đã dạy gì?

Tín lý bái hoả giáo hay thờ lửa bắt nguồn từ quan niệm Thượng đế là đấng Đại Quang Minh, đấng Vô Lượng Quang. Người ta tin sự thờ lửa là một cách tôn vinh Thượng đế. Đức Phật cho biết trong nhiều kiếp tiền thân Ngài từng thờ lửa như vậy nhưng không vì thế mà có thành tựu.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.


243. Tuổi già chồng chất có làm Đức Thế Tôn cạn kiện năng lực?

Đức Thế Tôn và một số thánh đệ tử trên trăm tuổi không bao giờ lão hoá bốn phương diện: thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu định tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Ngay khi Đức Thế Tôn dạy kinh nầy Ngài tám mươi tuổi nếu được hỏi về chi tiết của pháp học và pháp hành như bốn niệm xứ thì Ngài giảng giải không mảy may lẫn lộn hay thiếu xót.


244. Nói một cách chơn chánh về Đức Phật thì nói thế  nào?

Này Sāriputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.

245. Một đệ tử Phật, Tôn giả Nagasamala, đã có cảm thán thế nào khi nghe Đức Phật giảng kinh nầy?

Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn
—Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
—Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là “Pháp môn Lông tóc dựng ngược”. Ông hãy như vậy thọ trì.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 2/Những lời dạy về thế giới như người ,cõi , nghiệp có lợi ích gì cho hành trình giác ngộ giải thoát ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3 Đức Thế Tôn là Đấng Đại Giác nên Ngài tuyên truyền Giáo Pháp với thái độ vô úy. Người con Phật có thể giãng Pháp với tinh thần vô úy không? - ĐĐ Nguyên Thông 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment