Tuesday, November 12, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 12 tháng 11, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng SưTT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 12/11/2019 
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)

161. Quán sát tử thi được dạy thế nào?

Tỷ-kheo thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".


Tỷ-kheo thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

163. Quán sát hài cốt được dạy thế nào?

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".


164. Câu tuỳ quán "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy (ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti)” nên được hiểu thế nào?

Hành giả nhìn vào tử thi hay hài cốt là những thực tại chứ không do  tưởng tượng hay do người khác nói lại. Từ những thực tướng ấy hành giả nhìn lại thân xác của mình cũng đồng thể tánh không thể khác hơn cũng không có cách nào để tránh khỏi trạng thái ấy. Ở đây không chỉ mang tính thuyết phục mà còn lãnh hội và chấp nhận sự trạng đương nhiên của đời sống. 

165. Quán sát tử thi và hài cốt theo thiền chỉ (samatha) khác biệt thế nào so với thiền quán (vipassana) hay tứ niệm xứ?

Thiền chỉ (samatha) cũng có pháp niệm tử thi nhưng dựa trên ấn tượng mạnh mẽ với cảm xúc và duy trì cảm xúc bằng định tâm. Thiền quán (vipassana) thì thuần là sự quán sát thấy được “nhất thể’ giữa ngoại thân (tử thi hoặc hài cốt) và nội thân (đang trong sống với thức tánh) vốn đồng thể tánh vô thường biến hoại. 


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Thảo luận 1. Quán sát tử thi và hài cốt trong tứ niệm xứ bao gồm điều nào sau đây?
A. Đó là sự mục kích tận mắt (không qua suy diễn của sách vở) / 
B. Sự việc nằm trong khung thời gian hiện tại (vừa xẩy ra hay đang xẩy ra /
 C. Hành giả chỉ nhận định đơn giản “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy” chứ không suy nghĩ xa hơn hay nhiều hơn. / 
D. Cả ba điều trên.

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1 :D.

Trắc nghiệm 2. Làm thế nào để nuôi dưỡng chánh niệm liên tục đối với đề mục tử thi hay hài cốt? 
A. Luôn luôn ngồi bên tử thi / 
B. Cố nhớ liên tục về tử thi / 
C. Khi cảnh tượng tử thi hay hài cốt hiện khởi thì tâm niệm “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy” sau đó trở về với hơi thở / 

D. Cái gì khiến tâm xúc động hay giao động thì đừng nghĩ tới thì chánh niệm sẽ không bị gián đoạn.

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : C


Trắc nghiệm 3. Niệm tử thi và hài cốt có thể mang lợi ích nào sau đây cho hành giả? 
A. Giảm thiểu tham luyến xác thân /
 B. Thấy rõ thực tướng vô thường sanh diệt / 
C. Ít sợ hãi và nhiều tự tin khi tu tập nơi thanh vắng độc cư / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3 :D.

Trắc nghiệm 4. Hành giả tu tứ niệm xứ có thể nhận ra tướng sanh diệt của thân qua điều nào sau đây? 
A. Sự bắt đầu và chấm dứt của hơi thở ra hoặc vào / 
B. Sự vận hành không ngừng nghĩ của điạ đại, thuỷ đại, hoả đại, phong đại / 
C. Sự khẳng định thân xác của mình rồi sẽ mục rã như tử thi mục kích /
 D. Cả ba câu A, B, C

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4: D

No comments:

Post a Comment