Monday, December 31, 2018

Ngày thứ hai 31.12.2018 - NHÌN LẠI NĂM 2018

Ngày thứ hai 31.12.2018 và thứ ba 1.1.2019 sinh hoạt trong room Phật Pháp Buddhadhammma dành cho chương trình đặc biệt.

Ngày thứ hai 31.12.2018  NHÌN LẠI NĂM 2018
  • Lời mở đầu của TT Tuệ Siêu
  • Nhìn chung sinh hoạt trong room Phật Pháp Buddhadhammma trong năm qua
  • Giáo trình giảng dạy
  • Cảm tưởng và đề nghị
  • Hồi hướng

Sunday, December 30, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 30 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.8

Cảm xúc và lý tính thường được phân hai, và trong sự tu tập, đôi khi cảm xúc được đặt xuống hàng thứ yếu. Xúc động, nhưng tâm trạng chiêm bái Phật tích nơi Thế Tôn viên tịch, là thứ cảm xúc nên có và nếu khéo dùng là điểm tựa cho sức bật của tinh tấn thì rất lợi lạc. Trái lại, bằng lòng với thiện pháp đang có không có lợi cho sự tu tập. Đặc biệt hành giả tu tập thiền định phải thấy cần tiếp tục đi tới cho đến khi “những việc cần làm đã làm”.
Giác ngộ và giải thoát là hai pháp gắn liền. Sự giác ngộ đích thực (minh) phải có hiệu năng giải thoát. Sự giải thoát đích thực đạt được quan cánh cửa giác ngộ.
Tuệ giác có thứ mang công năng đoạn phiền não, cũng có tuệ giác của bậc đã đoạn tận phiền não.
 xxx)  Động tâm đối với các pháp nên động tâm và chánh tinh cần đối với động tâm  ấy - saṁvego ca saṁvejanīyesu ṭhānesu saṁviggassa ca yoniso padhānaṁ.
xxxi) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần - asantuṭṭhitā ca kusalesu dhammesu appaṭivānitā ca padhānasmiṁ.
xxxii) Minh tri và giải thoát - vijjā ca vimutti ca.
xxxiii) Đoạn tận trí và vô sanh trí - khayeñāṇaṁ anuppādeñāṇaṁ

Lưu ý: phần Pàli ghi lại nguyên văn nên có những giới từ hơn là chú thích Phạn ngữ đơn lẻ từng chi pháp
♦ “saṁvego ca saṁvejanīyesu ṭhānesū”ti ettha “saṁvegoti jātibhayaṁ jarābhayaṁ byādhibhayaṁ maraṇabhayan”ti evaṁ jātiādīni bhayato dassanañāṇaṁ. saṁvejanīyaṁ ṭhānanti jātijarābyādhimaraṇaṁ. etāni hi cattāri jāti dukkhā, jarā dukkhā, byādhi dukkho, maraṇaṁ dukkhanti evaṁ saṁveguppattikāraṇattā saṁvejanīyaṁ ṭhānanti vuttāni. saṁviggassa ca yoniso padhānanti evaṁ saṁvegajātassa upāyapadhānaṁ. “idha bhikkhu anuppannānaṁ pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ anuppādāya chandaṁ janetī”ti evaṁ āgatavīriyassetaṁ adhivacanaṁ. 
♦ asantuṭṭhitā ca kusalesu dhammesūti yā kusalānaṁ dhammānaṁ bhāvanāya asantuṭṭhassa bhiyyokamyatā, tāya hi samaṅgībhūto puggalo sīlaṁ pūretvā jhānaṁ uppādeti. jhānaṁ labhitvā vipassanaṁ ārabhati. āraddhavipassako arahattaṁ agahetvā antarā vosānaṁ nāpajjati. appaṭivānitā ca padhānasminti “kusalānaṁ dhammānaṁ bhāvanāya sakkaccakiriyatā sātaccakiriyatā aṭṭhitakiriyatā anolīnavuttitā anikkhittachandatā anikkhittadhuratā āsevanā bhāvanā bahulīkamman”ti evaṁ vuttā rattindivaṁ cha koṭṭhāse katvā jāgariyānuyogavasena āraddhe padhānasmiṁ arahattaṁ apatvā anivattanatā. 
♦ vijjāti M.3.167 tisso vijjā. vimuttīti dve vimuttiyo, cittassa ca adhimutti, nibbānañca. ettha ca aṭṭha samāpattiyo nīvaraṇādīhi suṭṭhu muttattā adhimutti P.3.985 nāma. nibbānaṁ sabbasaṅkhatato muttattā vimuttīti veditabbaṁ. 
♦ khaye ñāṇanti kilesakkhayakare ariyamagge ñāṇaṁ. anuppāde ñāṇanti paṭisandhivasena anuppādabhūte taṁtaṁmaggavajjhakilesānaṁ vā anuppādapariyosāne uppanne ariyaphale ñāṇaṁ. tenevāha V.3.152 “khaye ñāṇanti maggasamaṅgissa ñāṇaṁ. anuppāde ñāṇanti phalasamaṅgissa ñāṇan”ti. ime kho, āvusotiādi ekake vuttanayeneva yojetabbaṁ. iti pañcatiṁsāya dukānaṁ vasena thero sāmaggirasaṁ dassesīti. 

CHÁNH KINH
xxx) Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy.
xxxi) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần.
xxxii) Minh tri và giải thoát.
xxxiii) Tận tri và vô sanh trí.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Câu hỏi 1. Cái gì chưa đủ thì cần mà đủ rồi thì không cần nữa? - TT Pháp Đăng

Câu hỏi 2. Cái gì đáng sợ nhưng sợ cũng đáng? - TT Pháp Tân

 Câu hỏi 3. Cái gì vào nghĩa là ra? TT Tuệ Siêu

Câu hỏi 4. Cái gì cái đầu tiên phải kể riêng? - TT Giác Đẳng




Saturday, December 29, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 29 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.7
 
Tri hành hợp nhất là một kết nối tiên khởi khó khăn với đa số người tu tập. Có chánh kiến hay cái nhìn đúng đắn là một chuyện mà giới hạnh hay sở hành tốt đẹp một chuyện khác. Khi kiến và giới hoà quyện trong thiện pháp nghĩa là thành tựu đáng kể của hành trình tu tập. Có những trường hợp khiếm khuyết một trong hai hoặc cả hai. Những đề tài được nêu ở đây thường có hai pháp tương quan mật thiết, và chính sự mật thiết nầy, được xem nhấn mạnh trong pháp hành (Paṭipattidhamma). Đề tài “kiến thanh tịnh và tinh cần sống theo chánh kiến” được xem là một phân tích li chi dựa trên pháp hành vì theo theo pháp học có thể gom cả hai pháp trong một đề tài là chánh kiến. 
xxv) Tinh cần và không dao động - paggaho ca avikkhepo ca.
xxvi) Khiếm khuyết giới và khiếm khuyết tri kiến  - sīlavipatti ca diṭṭhivipatti ca 
xxvii) Thành tựu Giới và thành tựu kiến - sīlasampadā ca diṭṭhisampadā ca..
xxxiii) Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh sīlavisuddhi  ca diṭṭhivisuddhi ca.
xxix) Kiến thanh tịnh và tinh cần sống theo chánh kiến - diṭṭhivisuddhi kho pana yathā diṭṭhissa ca padhānaṁ. 
Lưu ý: Bản dịch xếp thứ tự có khác với chánh văn Pàli. Trong chánh văn Phạn ngữ thì khiếm khuyết giới và khiếm khuyết tri kiến  - sīlavipatti ca diṭṭhivipatti ca nêu trước thành tựu giới và thành tựu kiến - sīlasampadā ca diṭṭhisampadā ca..
♦ satibalanti assatiyā akampanavasena satiyeva. samādhibalanti uddhacce akampanavasena samādhiyeva. samatho P.3.983 samādhi. vipassanā paññā. samathova taṁ ākāraṁ gahetvā puna pavattetabbassa samathassa nimittavasena samathanimittaṁ paggāhanimittepi eseva nayo. paggāho vīriyaṁ. avikkhepo ekaggatā. imehi pana sati ca sampajaññañca paṭisaṅkhānabalañca bhāvanābalañca satibalañca samādhibalañca samatho ca vippassanā ca samathanimittañca paggāhanimittañca paggāho ca avikkhepo cāti chahi dukehi parato sīladiṭṭhisampadādukena ca lokiyalokuttaramissakā dhammā kathitā. 
♦ sīlavipattīti “tattha katamā sīlavipatti? kāyiko vītikkamo ... pe ... sabbampi dussīlyaṁ sīlavipattī”ti evaṁ vutto sīlavināsako asaṁvaro. diṭṭhivipattīti “tattha katamā diṭṭhivipatti? natthi dinnaṁ natthi yiṭṭhan”ti evaṁ āgatā sammādiṭṭhivināsikā micchādiṭṭhi. 
♦ sīlasampadāti “tattha katamā sīlasampadā? kāyiko avītikkamo”ti evaṁ pubbe vuttasoraccameva sīlassa sampādanato paripūraṇato “sīlasampadā”ti vuttaṁ. ettha ca “sabbopi sīlasaṁvaro sīlasampadā”ti idaṁ mānasikapariyādānatthaṁ vuttaṁ. diṭṭhisampadāti “tattha katamā diṭṭhisampadā? atthi dinnaṁ atthi yiṭṭhaṁ ... pe ... sacchikatvā pavedentīti yā evarūpā paññā pajānanā”ti evaṁ āgataṁ diṭṭhipāripūribhūtaṁ ñāṇaṁ. 
♦ sīlavisuddhīti visuddhiṁ pāpetuṁ samatthaṁ sīlaṁ. abhidhamme panāyaṁ “tattha katamā sīlavisuddhi? kāyiko avītikkamo vācasiko avītikkamo kāyikavācasiko avītikkamo, ayaṁ vuccati sīlavisuddhī”ti evaṁ vibhattā. diṭṭhivisuddhīti visuddhiṁ pāpetuṁ samatthaṁ dassanaṁ. abhidhamme panāyaṁ “tattha katamā diṭṭhivisuddhi? kammassakatañāṇaṁ saccānulomikañāṇaṁ maggasamaṅgissañāṇaṁ phalasamaṅgissañāṇan”ti evaṁ vuttā. ettha ca tividhaṁ duccaritaṁ attanā M.3.166 katampi parena katampi sakaṁ nāma na hoti atthabhañjanato. sucaritaṁ sakaṁ nāma atthajananatoti evaṁ jānanaṁ kammassakatañāṇaṁ P.3.984 nāma. tasmiṁ ṭhatvā bahuṁ vaṭṭagāmikammaṁ āyūhitvā V.3.151 sukhato sukheneva arahattaṁ pattā gaṇanapathaṁ vītivattā. vipassanāñāṇaṁ pana vacīsaccañca anulometi, paramatthasaccañca na vilometīti saccānulomikaṁ ñāṇanti vuttaṁ. 

CHÁNH KINH
xxv) Tinh cần và không dao động.
xxvi) Giới thành tựu và kiến thành tựu.
xxvii) Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.
xxxiii) Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.
xxix) Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

  Thảo luận 1. Phải chăng khi nói khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tuệ ở đây tế nhị hơn cái nhìn bình thường của chúng ta?  (một vị thánh hữu học vẫn có thể khiếm khuyết giới hay khiếm khuyết tuệ)  (Cả hai Purana va Isidatta đều là bậc dư lưu) - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Sự liên hệ giữa giới và kiến trong Phật học nên được hiểu thế nào? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Chi pháp sau cùng " Kiến thanh tịnh và tinh cần sống theo chánh kiến ấy" phải chăng "tinh cần sống theo chánh kiến ấy" chỉ cho giới"? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  4. Chi pháp sau cùng " Kiến thanh tịnh và tinh cần sống theo chánh kiến ấy" phải chăng "tinh cần sống theo chánh kiến ấy" chỉ cho giới"? (diṭṭhivisuddhi kho pana yathādiṭṭhissa ca padhānan”ti ettha diṭṭhivisuddhīti ñāṇadassanaṁ kathitaṁ. yathādiṭṭhissa ca padhānanti taṁsampayuttameva vīriyaṁ. api ca purimapadena catumaggañāṇaṁ. pacchimapadena taṁsampayuttaṁ vīriyaṁ. abhidhamme pana “diṭṭhivisuddhi kho panāti yā paññā pajānanā amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi. yathādiṭṭhissa ca padhānanti yo cetasiko vīriyārambho sammāvāyāmo”ti evaṁ ayaṁ duko vibhatto). - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Friday, December 28, 2018

Bài học. Thứ Sáu ngày 28 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.6
 
Định học tăng thượng bao gồm cả ba chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Hành giả tu tập cần hiểu sức mạnh của cả ba thứ tinh cần, tỉnh giác và sự tập trung để ứng dụng thích ứng trong lúc tu tập. Một năng lực quan trọng khác là sự hiểu biết hay tuệ tri. Chỉ tướng là biểu hiện tự nhiên của tâm định trong lúc tinh cần tướng là do sự nỗ lực nên biết “một còn ngoài ngõ, một đã vào trong”. Nếu nhận xét kỹ thì kinh điển nguyên thuỷ không tách trời chỉ và quán như một số các thiền sư ngày nay quan niệm mà chánh định trợ cho chánh niệm hay ngược lại (tâm tịnh và kiến tịnh cũng chỉ là những bước trong hành trình)
xxi) Sức mạnh của tuệ tri và sức mạnh của tôi luyện - paṭisaṅkhānabalañca - bhāvanābalañca.
xxii) Sức mạnh của niệm và sức mạnh của định - satibalañca samādhibalañca.
xxiii) Chỉ và quán - samatho ca vipassanā ca.
xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng - samathanimittañca paggahanimittañca.
paṭisaṅkhānabalanti M.3.165 “tattha katamaṁ paṭisaṅkhānabalaṁ? yā paññā pajānanā”ti evaṁ vitthāritaṁ V.3.150 appaṭisaṅkhāya akampanañāṇaṁ. bhāvanābalanti bhāventassa uppannaṁ balaṁ. atthato vīriyasambojjhaṅgasīsena satta bojjhaṅgā honti. vuttampi cetaṁ — “tattha katamaṁ bhāvanābalaṁ? yā kusalānaṁ dhammānaṁ āsevanā bhāvanā bahulīkammaṁ, idaṁ vuccati bhāvanābalaṁ. sattabojjhaṅgā bhāvanābalan”ti.
satibalanti assatiyā akampanavasena satiyeva. samādhibalanti uddhacce akampanavasena samādhiyeva. samatho P.3.983 samādhi. vipassanā paññā. samathova taṁ ākāraṁ gahetvā puna pavattetabbassa samathassa nimittavasena samathanimittaṁ paggāhanimittepi eseva nayo. paggāho vīriyaṁ. avikkhepo ekaggatā. imehi pana sati ca sampajaññañca paṭisaṅkhānabalañca bhāvanābalañca satibalañca samādhibalañca samatho ca vippassanā ca samathanimittañca paggāhanimittañca paggāho ca avikkhepo cāti chahi dukehi parato sīladiṭṭhisampadādukena ca lokiyalokuttaramissakā dhammā kathitā. 

CHÁNH KINH
xxi) Tư duy lực và tu tập lực.
xxii) Niệm lực và định lực.
xxiii) Chỉ và quán.
xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm


Trắc nghiệm 1: Một vị sa di thiếu thốn y áo, thực phẩm nhưng suy xét mình phải chịu đựng cực khổ mới có thành tựu đáng quý trong đời tu thì sức mạnh đó có thể thí dụ cho điều nào sau đây? 
A. Sức mạnh của tuệ tri /
 B. sức mạnh của tôi luyện /
 C. Sức mạnh của chỉ /
 D. Sức mạnh của quán

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1: B

 Trắc nghiệm 2. Một vị sa di do THƯỜNG hoan hỷ và tập trung vào việc học Kinh Pháp Cú do vậy không bận tâm tới sự thiếu thốn y áo, thực phẩm thì sức mạnh đó có thể thí dụ cho điều nào sau đây? 
A. Sức mạnh của tuệ tri / 
B. sức mạnh của tôi luyện /
 C. Sức mạnh của chỉ /
 D. Sức mạnh của quán

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: B

Trắc nghiệm 3. Tập trung vào hơi thở để không bị chi phối bởi cái lạnh của thời tiết thì sức mạnh đó có thể thí dụ cho điều nào sau đây? 
A. Sức mạnh của định /
 B. sức mạnh của niệm /
 C. Sức mạnh của tuệ tri/
 D. Sức mạnh của tinh cần

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Trắc nghiệm  3: A

Trắc nghiệm 4. Khi đang ngồi thiền vọng tâm khởi lên, hành giả ghi nhận sự phóng tâm bằng sự tỉnh giác thì sức mạnh đó có thể thí dụ cho điều nào sau đây? 
A. Sức mạnh của định /
 B. sức mạnh của niệm /
 C. Sức mạnh của tuệ tri/
 D. Sức mạnh của tinh cần

_ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Trắc nghiệm  4: B

  Trắc nghiệm 5. Tâm sân sanh khởi khi đang tu tập, hành giả ghi nhận “sân tâm”. Do sân tâm bị nhận diện nên giảm thiểu và biến mất. Đó là sức mạnh nào sau đây?
 A. Sức mạnh của tinh cần /
 B. Sức mạnh của tuệ tri /
 C. Sức mạnh của niệm / 
D. Sức mạnh của định

TT Pháp Tân cho đáp án Trắc nghiệm 5: C

Trắc nghiệm 6. Một người có nhiều phiền não trong đời sống vì không có một việc nào chánh đáng để tập trung (nhàn cư sanh bất thiện) sự kiện nầy (thiếu cái tập trung nên bị những cái lang man chi phối) có thể dùng để thí dụ cho sự thiếu vắng sức mạnh nào sau đây? 
A. Sức mạnh của tinh cần /
 B. Sức mạnh của tuệ tri /
 C. Sức mạnh của chỉ /
 D. Sức mạnh của quán

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Trắc nghiệm  6. B

Trắc nghiệm 7. Có một ngôi chùa danh tiếng trên núi cao. Hai người cùng leo núi để lên chùa. Một người vì đi thường nên leo núi thoải mái. Một người vì hoan hỷ nghĩ rằng đây là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng mình lên được quả thật hữu duyên. Câu nào sau đây được xem là chính xác nếu dùng để thí dụ? 
A. Không quen leo núi nhưng vì quá muốn đi nên cố gắng có thể thí dụ cho biểu hiện của nỗ lực (tinh cần tướng - samathanimittañca paggahanimittañca)/ 
B. Do ngày nào cũng leo núi nên dẻo dai có thể được thí dụ cho biểu hiện của thuần thục ( Chỉ tướng samathanimittañca)/ 
C. Hai câu A va B đúng/ 
D. Hai câu A va B sai

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 7: C






Thursday, December 27, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 27 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.5
 
Hành giả tu tập cần ý thức giữa hai trạng thái: an trú trong sự tu tập hay “lạc bước”. Cả hai trạng thái thường pha trộn tạo nên sự giằng co vốn không tránh khỏi đối với người đang phấn đấu trong sự huân tu chánh niệm, chánh định. Bốn trạng thái ghi nhận trong đoạn kinh hôm nay thường được tìm thấy đối với người tu thiền quán:
Không chánh niệm và không tỉnh giác
Chánh niệm và tỉnh giác
Các căn không được phòng hộ và ăn uống không tiết độ
Các căn được phòng hộ và ăn uống có tiết độ
Sự hướng dẫn của các bậc thầy, ngay cả chư vị thiền sư, cũng ở mức độ nào đó. Tất cả hành giả đều phải tự mình biết rõ tâm thái và sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Có những lượng định chỉ có bản thân mới thật sự biết rõ.


CHÁNH KINH
xvii) Thất niệm và bất chánh tri - muṭṭhassaccañca asampajaññañca.
xvii) Chánh niệm và tỉnh giác- sati ca sampajaññañca .
xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ - indriyesu aguttadvāratā ca bhojane amattaññutā ca.
xx) Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết đội - Indriyesu guttadvāratā ca bhojane mattaññutā ca. “.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. : Thuật ngữ muṭṭhassacca (thất niệm, quên mình) chính xác nghĩa là gì? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. : Chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajañña) khác biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. : Chánh niệm là nhận biết những gì xảy ra (như ở thân tâm) một cách tự nhiên trong lúc phòng hộ các căn mang tính cẩn trọng (có thể là thiếu tự nhiên). Như vậy hai pháp nầy có thể đồng thời thực hành chăng? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 4 . Ăn uống có tiết độ có thể đã nằm trong pháp “phòng hộ các căn” hay mang ý nghĩa đặc biệt riêng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 



 III Trắc Nghiệm

 Trắc nghiệm 1 Trường hợp nào sau đây có thể được xem là nằm trong muṭṭhassacca (thất niệm )?
 A. Khi đang chánh niệm hơi thở chợt nghe tiếng động sau đó không nhớ quay lại với đề mục niệm là hơi thở / 
B. Trong lúc tu tập nghe chuyện gì đó khởi tâm giận dữ nhưng không quán chiếu tâm trạng giận dữ bằng chánh niệm / 
C. Ngoài giờ ngồi thiền nói chuyện huyên thuyên vì cao hứng / 
D. Cả ba trường hợp trên đều được xem là biểu hiện của thất niệm

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Người phòng hộ sáu căn có thể đạt đến lòng tự tin nào sau đây? 
A. Tự tin là kiểm soát toàn bộ sự tu tập / 
B. Tự tin là kiểm soát được nội tâm /
 C. Tự tin là kiểm soát được thân hành, khẩu hành, ý hành /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2:D

Wednesday, December 26, 2018

Bài học. Thứ Tư ngày 26 tháng 12, năm 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: Chư Tăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.4
 
Những tư cách tốt đẹp của cuộc sống theo Phật học đến từ nội tâm tốt đẹp. Những trạng thái tâm lý thuần lương đôi khi không dễ phân biệt. Những pháp sau đây thường đi chung như những cặp bài trùng. 
Chánh trực và khiêm cung (ajjavañca lajjavañca)
Nhẫn nại và nhu hoà (khanti ca soraccañca)
Thân thiện và nhiệt tình (sākhalyañca paṭisanthāro ca)
Vô hại và thanh tịnh (avihiṁsā ca soceyyañca}


CHÁNH KINH
xii) Chơn trực và tàm quý - ajjavañca lajjavañca. - TT Giác Đẳng
xiv) Kham nhẫn và nhu hòa - khanti ca soraccañca - TT Tuệ Siêu
xv) Lời nói nhu thuần và tiếp đón thân tình - sākhalyañca paṭisanthāro ca - TT Tuệ Quyền
xvi) Vô hại và từ ái - avihiṁsā ca soceyyañca - TT Pháp Tân



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm 

Phần Trắc nghiệm không đủ giờ giải đáp

Trắc nghiệm 1. Tuệ giác có thể hiều với điều nào sau đây? 

A. Hiểu biết bản chất tự nhiên của sự khổ / 
B. Hiểu biết đích xác nguyên nhân sanh khổ /
 C. Hiểu biết phương thức dẫn đến diệt khổ /
 D. Cả ba điều trên

Trắc nghiệm 2. Xuất nhập tự tại trong thiền định nói lên điều nào sau đây?

A. Hành giả thuần thục trong sự tu chứng / 
B. Cái gì nắm được mà buông được thì mới là một người thành thạo / 
C. Nếu trên hành trình tu tập mà “bị kẹt” một chỗ nghĩa là không tiến bộ /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

Tuesday, December 25, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 25-12-2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng.
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 25/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.3
 
Tinh tường về giới phạm và phương cách tịnh hoá
Thiện xảo về nhập thiền và xuất thiền
Thiện xảo về giới (nguyên tố) và phương cách quán chiếu
.Thiện xảo về xứ và duyên khởi
Thiện xảo về cái gì có thể và cái gì không có thể


CHÁNH KINH
viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.
ix) Ðẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo.
x) Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo.
xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ 


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Tuệ giác có thể hiều với điều nào sau đây?
 A. Hiểu biết bản chất tự nhiên của sự khổ / 
B. Hiểu biết đích xác nguyên nhân sanh khổ /
 C. Hiểu biết phương thức dẫn đến diệt khổ /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Xuất nhập tự tại trong thiền định nói lên điều nào sau đây? 
A. Hành giả thuần thục trong sự tu chứng /
 B. Cái gì nắm được mà buông được thì mới là một người thành thạo / 
C. Nếu trên hành trình tu tập mà “bị kẹt” một chỗ nghĩa là không tiến bộ /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2.Đ

Monday, December 24, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 24 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.2
 
Vô tàm và vô quý (ahirikañca anottappañca), tàm và quý (hirī ca ottappañca) là những pháp mang có chiều sâu và tìm thấy trong nhiều bảng liệt kê quan trọng trong tâm lý học Phật giáo.
Bốn pháp đó là những thuộc tánh (cetasika) của tâm. Mang tính biến hành trong tâm thiện hay tâm bất thiện theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).Vốn là  pháp bản thể mà cũng có lúc là sự biểu hiện rõ nét trong cuộc sống hằng ngày khiến cho bốn pháp nầy trở nên vi tế, cần  được hiểu với nhiều phương diện đa dạng.
Mặc dù tàm và quý đôi khi được dịch là hỗ thẹn và ghê sợ  nhưng không hẳn là sự khó chịu về tâm lý. Cũng không có nghĩa là vấp phải rồi hỗ thẹn hay thấy trong tầm mắt nên ghê sợ. Cũng không có nghĩa là “tay đã nhúng chàm” như chuyện đã xẩy ra hay sắp xẩy ra. Càng không có nghĩa là sự lo lắng hay ân hận cắn rứt của lương tâm theo sự hiểu biết bình thường.
Hai từ vựng dovacassatā và sovacassatā hoàn toàn không có nghĩa là ác ngôn hay thiện ngôn như bản dịch (đây là lỗi của hiệu đính được tìm thấy rất nhiều nơi trong bản dịch Việt). Hai từ đó đơn giản chỉ cho người ngoan cố và người  biết phục thiện. Phật giáo đặt nặng về giáo dục con người nên thái độ cang ngạnh hay nhu thuận được tìm thấy nhiều trong Phật ngôn như dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong khả năng hấp thụ và chuyển hoá.

CHÁNH KINH
iv) Vô tàm và vô quý (ahirikañca anottappañca)
v) Tàm và quý (hirī ca ottappañca)
vi) Ác ngôn và ác hữu (dovacassatā ca pāpamittatā ca)
vii) Thiện ngôn và thiện hữu (sovacassatā ca kalyāṇamittatā ca)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Biết là ác pháp, khó chịu nhưng những vẫn làm thì như vậy có tàm quý hay không tàm quý? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 2. Biết một người là xấu nhưng phải cộng tác vì làm chung sở thì có được xem là “thân cận ác hữu”? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây được xem là không đúng theo Phật học? 
A. Hai từ “quý” và “úy” đều có thể dùng để dịch thuật ngữ ottappa / 
B. Chữ “úy” nghĩa là sợ có thể được xem là chuẩn nhất để dịch Phạn ngữ ottappa /
 C. Từ Hán Việt “vô uý” có thể dịch cả hai Phạn ngữ anottapa (không biết ghê sợ tội lỗi) và abhaya (không sợ hãi, hèn nhát) / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp? 
A. Sự ray rứt khi đã làm điều sai quấy là một thiện pháp / 
B. Người có lòng tàm luôn phẩn nộ khi thấy người làm ác / 
C. Người có tàm không bao giờ thoải mái đối với bất thiện pháp như người sạch sẽ không thoái mái với những thứ bất tịnh / 
D. Tàm là thái độ đối với ác pháp đã lỡ có, quý là thái độ đối với ác pháp sắp sanh khởi


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: C