Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/12/2018
31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt
(Singàlovàda sutta)
TƯƠNG QUAN THẦY TRÒ
Nền giáo dục cổ đại có một hình thức không còn phổ thông ngày nay là “học dưới chân thầy”. Một vị thầy nhận trọn trách nhiệm nuôi dạy và đào tạo học trò trong cả hai mặt tánh hạnh và kiến thức. Ngày nay chỉ còn một số các ngôi chùa Phật giáo còn giữ phương thức giáo dục nầy. Chương trình giáo dục phổ thông của nền tân giáo dục đã thay đổi rất nhiều vai trò của vị thầy. Với sự học hỏi từ nhiều người dạy khác nhau có thể nói vai trò của người thầy đã thu hẹp lại với sự hướng dẫn chuyên ngành và ít trách nhiệm về đức dục cho học trò.
Đối với vị thầy thì người học trò nên có năm điều: (1) Thủ lễ chào đón, (2) quan tâm những gì thầy cần, (3) học tập với thái độ hăng hái , (4) hầu hạ thầy, (5) lắng nghe kỹ lưỡng khi thầy hướng dẫn .
Đáp lại các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến học trò nêu làm năm điều: (1) Dạy một cách nghiêm túc; (2) dạy có phương pháp; (3) dạy một cách tường tận; (4) khích lệ bằng lời khen; (5) giúp trò tiến thân một cách an toàn.
Tương quan thầy trò được Đức Phật dạy trong bài kinh nầy cần được hiểu và áp dụng linh động trong bối cảnh xã hội hôm nay.
CHÁNH KINH
29. Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.
Này Gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TK Giac Dang [8:37 AM] : Đối với vị thầy thì người học trò nên có năm điều:
(1) Thủ lễ chào đón - uṭṭhānena,
(2) hầu hạ thầy - upaṭṭhānena,
(3) học tập với thái độ hăng hái - sussusāya,
(4) quan tâm những gì thầy cần - pāricariyāya,
(5) lắng nghe kỹ lưỡng khi thầy hướng dẫn - sakkaccaṁ sippapaṭiggahaṇena .
(bản dịch: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp)
TK Giac Dang [8:37 AM] : Đáp lại các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến học trò nêu làm năm điều:
(1) Dạy một cách nghiêm túc - suvinītaṁ vinenti;
(2) dạy có phương pháp -suggahitaṁ gāhāpenti ;
(3) dạy một cách tường tận - sabbasippassutaṁ samakkhāyino bhavanti;
(4) khích lệ bằng lời khen - khenmittāmaccesu paṭiyādenti ;
(5) giúp trò tiến thân một cách an toàn - disāsu parittāṇaṁ karonti.
(bản dịch: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt).
TK Tue Sieu [8:59 AM] : - khenmittāmaccesu paṭiyādenti / mittamaccesu - (4) khích lệ bằng lời khen
TK Giac Dang [9:05 AM] : TT Tue Sieu hoan hy xem lai ban dich moi nhu vay co the dong y chua
TK Giac Dang [9:07 AM] : Đối với vị thầy thì người học trò nên có năm điều:
(1) Thủ lễ chào đón - uṭṭhānena,
(2) phụng dưỡng thầy - upaṭṭhānena,
(3) vâng lời - sussusāya,
(4) phục dịch những gì thầy cần - pāricariyāya,
(5) lắng nghe khi được hướng dẫn - sakkaccaṁ sippapaṭiggahaṇena .
(bản dịch: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp)
[9:14 AM] : Đáp lại các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến học trò nêu làm năm điều:
(1) Huấn luyện với những gì mình đã được khéo huấn luyện - suvinītaṁ vinenti;
(2) Truyền dạy bằng cách hay nhất mà mình đã được dạy -suggahitaṁ gāhāpenti ;
(3) Dạy hết không giấu diếm - sabbasippassutaṁ samakkhāyino bhavanti;
(4) Khen trò trước mặt đồng nghiệp - mittāmaccesu paṭiyādenti ; (5) bảo bọc mọi mặt - disāsu parittāṇaṁ karonti.
(bản dịch: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì
Thảo luận 1. Những điều Đức Phật dạy trong tương quan thầy trò có bao gồm “tâm lý giáo dục”? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment