Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/12/2018
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP HAI CHI phần 2.2
Vô tàm và vô quý (ahirikañca anottappañca), tàm và quý (hirī ca ottappañca) là những pháp mang có chiều sâu và tìm thấy trong nhiều bảng liệt kê quan trọng trong tâm lý học Phật giáo.
Bốn pháp đó là những thuộc tánh (cetasika) của tâm. Mang tính biến hành trong tâm thiện hay tâm bất thiện theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).Vốn là pháp bản thể mà cũng có lúc là sự biểu hiện rõ nét trong cuộc sống hằng ngày khiến cho bốn pháp nầy trở nên vi tế, cần được hiểu với nhiều phương diện đa dạng.
Mặc dù tàm và quý đôi khi được dịch là hỗ thẹn và ghê sợ nhưng không hẳn là sự khó chịu về tâm lý. Cũng không có nghĩa là vấp phải rồi hỗ thẹn hay thấy trong tầm mắt nên ghê sợ. Cũng không có nghĩa là “tay đã nhúng chàm” như chuyện đã xẩy ra hay sắp xẩy ra. Càng không có nghĩa là sự lo lắng hay ân hận cắn rứt của lương tâm theo sự hiểu biết bình thường.
Hai từ vựng dovacassatā và sovacassatā hoàn toàn không có nghĩa là ác ngôn hay thiện ngôn như bản dịch (đây là lỗi của hiệu đính được tìm thấy rất nhiều nơi trong bản dịch Việt). Hai từ đó đơn giản chỉ cho người ngoan cố và người biết phục thiện. Phật giáo đặt nặng về giáo dục con người nên thái độ cang ngạnh hay nhu thuận được tìm thấy nhiều trong Phật ngôn như dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong khả năng hấp thụ và chuyển hoá.
CHÁNH KINH
iv) Vô tàm và vô quý (ahirikañca anottappañca)
v) Tàm và quý (hirī ca ottappañca)
vi) Ác ngôn và ác hữu (dovacassatā ca pāpamittatā ca)
vii) Thiện ngôn và thiện hữu (sovacassatā ca kalyāṇamittatā ca)
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Biết một người là xấu nhưng phải cộng tác vì làm chung sở thì có được xem là “thân cận ác hữu”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây được xem là không đúng theo Phật học?
A. Hai từ “quý” và “úy” đều có thể dùng để dịch thuật ngữ ottappa /
B. Chữ “úy” nghĩa là sợ có thể được xem là chuẩn nhất để dịch Phạn ngữ ottappa /
C. Từ Hán Việt “vô uý” có thể dịch cả hai Phạn ngữ anottapa (không biết ghê sợ tội lỗi) và abhaya (không sợ hãi, hèn nhát) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp?
A. Sự ray rứt khi đã làm điều sai quấy là một thiện pháp /
B. Người có lòng tàm luôn phẩn nộ khi thấy người làm ác /
C. Người có tàm không bao giờ thoải mái đối với bất thiện pháp như người sạch sẽ không thoái mái với những thứ bất tịnh /
D. Tàm là thái độ đối với ác pháp đã lỡ có, quý là thái độ đối với ác pháp sắp sanh khởi
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: C
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp?
A. Sự ray rứt khi đã làm điều sai quấy là một thiện pháp /
B. Người có lòng tàm luôn phẩn nộ khi thấy người làm ác /
C. Người có tàm không bao giờ thoải mái đối với bất thiện pháp như người sạch sẽ không thoái mái với những thứ bất tịnh /
D. Tàm là thái độ đối với ác pháp đã lỡ có, quý là thái độ đối với ác pháp sắp sanh khởi
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: C
No comments:
Post a Comment