Thursday, December 27, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 27 tháng 12, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/12/2018 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP HAI CHI phần 2.5
 
Hành giả tu tập cần ý thức giữa hai trạng thái: an trú trong sự tu tập hay “lạc bước”. Cả hai trạng thái thường pha trộn tạo nên sự giằng co vốn không tránh khỏi đối với người đang phấn đấu trong sự huân tu chánh niệm, chánh định. Bốn trạng thái ghi nhận trong đoạn kinh hôm nay thường được tìm thấy đối với người tu thiền quán:
Không chánh niệm và không tỉnh giác
Chánh niệm và tỉnh giác
Các căn không được phòng hộ và ăn uống không tiết độ
Các căn được phòng hộ và ăn uống có tiết độ
Sự hướng dẫn của các bậc thầy, ngay cả chư vị thiền sư, cũng ở mức độ nào đó. Tất cả hành giả đều phải tự mình biết rõ tâm thái và sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Có những lượng định chỉ có bản thân mới thật sự biết rõ.


CHÁNH KINH
xvii) Thất niệm và bất chánh tri - muṭṭhassaccañca asampajaññañca.
xvii) Chánh niệm và tỉnh giác- sati ca sampajaññañca .
xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ - indriyesu aguttadvāratā ca bhojane amattaññutā ca.
xx) Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết đội - Indriyesu guttadvāratā ca bhojane mattaññutā ca. “.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. : Thuật ngữ muṭṭhassacca (thất niệm, quên mình) chính xác nghĩa là gì? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. : Chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampajañña) khác biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. : Chánh niệm là nhận biết những gì xảy ra (như ở thân tâm) một cách tự nhiên trong lúc phòng hộ các căn mang tính cẩn trọng (có thể là thiếu tự nhiên). Như vậy hai pháp nầy có thể đồng thời thực hành chăng? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 4 . Ăn uống có tiết độ có thể đã nằm trong pháp “phòng hộ các căn” hay mang ý nghĩa đặc biệt riêng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 



 III Trắc Nghiệm

 Trắc nghiệm 1 Trường hợp nào sau đây có thể được xem là nằm trong muṭṭhassacca (thất niệm )?
 A. Khi đang chánh niệm hơi thở chợt nghe tiếng động sau đó không nhớ quay lại với đề mục niệm là hơi thở / 
B. Trong lúc tu tập nghe chuyện gì đó khởi tâm giận dữ nhưng không quán chiếu tâm trạng giận dữ bằng chánh niệm / 
C. Ngoài giờ ngồi thiền nói chuyện huyên thuyên vì cao hứng / 
D. Cả ba trường hợp trên đều được xem là biểu hiện của thất niệm

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Người phòng hộ sáu căn có thể đạt đến lòng tự tin nào sau đây? 
A. Tự tin là kiểm soát toàn bộ sự tu tập / 
B. Tự tin là kiểm soát được nội tâm /
 C. Tự tin là kiểm soát được thân hành, khẩu hành, ý hành /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2:D

No comments:

Post a Comment