Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/12/2018
29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika sutta)
NẾP SỐNG TRUNG ĐẠO
Sau những khẳng định về Phật, Pháp, Tăng, Đức Thế Tôn có những hướng dẫn cụ thể về cách trả lời chánh đáng đôi với các vấn nạn từ ngoại đạo.
Trước hết là sự chỉ trích của ngoại giáo đối với đời sống các đệ tử xuất gia của Đức Phật. Xã hội Ấn xem khổ hạnh là biểu tượng tuyệt đối của sự tu hành. Thay vì khổ hạnh loã thể Đức Phật cho phép các đệ tử mặc pháp phục ca sa với mục đích: để ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn.
Thay vì khổ hạnh tuyệt thực Đức Phật cho phép các đệ tử xuất gia thọ thực với mục đích: để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc."
Thay vì sống ngoài trờ Đức Phật cho phép các đệ tử sống trong am thất với mục đích: ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, chỉ với mục đích tránh thoát sự nguy hiểm của thời tiết, và an hưởng đời sống tịnh cư.
Thay vì chỉ chữa bệnh bằng cầu nguyện thần linh Đức Phật cho phép các đệ tử sử dụng ác dược phẩm với mục đích: để tiêu trừ và ngăn chận các cảm thọ đau ốm khởi lên và để gìn giữ sức khỏe.
Ngoại đạo đương thời cũng có hai quan niệm cực đoan trái chiều về an lạc: tu vui hay tu khổ. Đức Phật dạy rõ có những hỷ lạc thấp kém không nên có: ở đây có người ngu si, sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi nói láo, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, ở đây có người say đắm, đam mê sống vây quanh với năm món dục lạc, đó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh.
Trái lại có những hỷ lạc nên có và dẫn đến quả vị thù thắng: ở đây vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ðó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ðó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả ... chứng và trú Thiền thứ ba... Ðó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ ... chứng và trú Thiền thứ tư ... Ðó là hỷ lạc thứ tư.
Nhưng những hỷ lạc đó không phải để đắm nhiễm mà để đoạn phiền não: vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, được nhập vào dòng Thánh, không còn bị đọa lạc, nhất định sẽ được giác ngộ. Ðó là kết quả thứ nhất. Lại nữa này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng bậc Nhất lai, chỉ còn trở lại đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau. Ðó là kết quả thứ hai, lợi ích thứ hai. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh ở tại chỗ ấy mà nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Như vậy là kết quả thứ ba, lợi ích thứ ba. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ các lậu hoặc, tự mình chứng tri, chứng ngộ và an trú ngay trong hiện tại vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Như vậy là kết quả thứ tư. Này Hiền giả, vị nào sống đam mê bốn loại hỷ lạc này, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn lợi ích như vậy".
CHÁNH KINH
[Lý do Đức Thế Tôn cho phép chư tăng thọ dụng tứ sự]
22. Này Cunda Ta không thuyết giảng chỉ để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa. Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các Ngươi mặc, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn. Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc." Nhà cửa nào mà Ta cho phép các ngươi an trú, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, chỉ với mục đích tránh thoát sự nguy hiểm của thời tiết, và an hưởng đời sống tịnh cư. Các dược phẩm và thuốc trị bịnh mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để ngăn chận các cảm thọ đau ốm khởi lên và để gìn giữ sức khỏe.
[Không phải tất cả hỷ lạc đều xấu]
23. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Các Sa-môn Thích tử sống đam mê hỷ lạc". Này Cunda, nếu được nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo phải được trả lời như vậy: "Này Hiền giả, thế nào là đam mê hỷ lạc? Ðam mê hỷ lạc có nhiều loại, có nhiều cách". Này Cunda, bốn loại đam mê hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tich diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.
[Bốn hỷ lạc hạ liệt]
Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây có người ngu si, sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi nói láo, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, ở đây có người say đắm, đam mê sống vây quanh với năm món dục lạc, đó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.
24. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các ngoại đạo có thể hỏi: "Các Sa-môn Thích tử có phải sống đam mê bốn loại hỷ lạc này không?" Họ cần phải được trả lời: "Chớ có nói như vậy. Các ông nói như vậy là nói không đúng đắn. Nói như vậy là các ông xuyên tạc, không đúng sự thật, không thực có". Này Cunda, có bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
[Bốn hỷ lạc nên có]
Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ðó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ðó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả ... chứng và trú Thiền thứ ba... Ðó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ ... chứng và trú Thiền thứ tư ... Ðó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Các vị Sa-môn Thích tử đang sống đam mê bốn loại hỷ lạc này". Họ cần phải được trả lời: "Nói như vậy là phải; các ông nói như vậy là nói đúng đắn. Nói như vậy là các ông không xuyên tạc, đúng sự thật, và thực có".
[Hỷ lạc trong thiền dẫn về đâu]
25. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, những ai sống đam mê theo bốn loại hỷ lạc ấy có thể mong đợi kết quả gì, lợi ích gì?" Ðược nói vậy, phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như sau: "Này Hiền giả, những ai sống đam mê bốn loại hỷ lạc ấy, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn sự lợi ích.
Thế nào là bốn? Này Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, được nhập vào dòng Thánh, không còn bị đọa lạc, nhất định sẽ được giác ngộ. Ðó là kết quả thứ nhất. Lại nữa này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng bậc Nhất lai, chỉ còn trở lại đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau. Ðó là kết quả thứ hai, lợi ích thứ hai. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh ở tại chỗ ấy mà nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Như vậy là kết quả thứ ba, lợi ích thứ ba. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ các lậu hoặc, tự mình chứng tri, chứng ngộ và an trú ngay trong hiện tại vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Như vậy là kết quả thứ tư. Này Hiền giả, vị nào sống đam mê bốn loại hỷ lạc này, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn lợi ích như vậy".
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Ngài Cakkhupàla tinh tấn tu hạnh không nằm đến độ thiếu ngủ mù mắt đồng thời đắc chứng đạo quả thì có thể xem đó là trường hợp cực đoan (vượt ngoài trung đạo chăng)? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Phải chăng qua bài kinh nầy cho thấy rằng đời sống vui, đời sống an lạc không hẳn lúc nào cũng tốt (hoặc lúc nào cũng không tốt) đối với người tu tập? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Phải chăng nếp sống giản dị về vật chất ở mỗi thời, mỗi xứ có khác biệt ? (thí dụ sử dụng máy lạnh AC không hẳn là xa xỉ ở những nơi nóng bức) - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
A. Vị tu sĩ cần mặc y cho kín đáo khi đi vào làng xóm /
B. Vị tu sĩ cần mặc y với màu sắc đẹp để tăng sự trang nghiêm/
C. Vị tu sĩ cần mặc y sạch sẽ để không khiến những người ở gần khó chịu vì mùi hôi /
D. Vị tu sĩ có thể lượm vải quăng vỏ để may y phấn tảo
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệm 2. Trong việc ăn uống của người xuất gia thì điều nào sau đây phù hợp với lời Phật dạy:
A. Không làm gánh nặng cho người cư sĩ với sự đòi hỏi món nầy món kia /
B. Ăn uống tiết độ /
C. Ăn uống sự chơn chánh quán tưởng (để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc.") /
D. Cả ba câu trên đều đúng
Trắc nghiệm 2. Trong việc ăn uống của người xuất gia thì điều nào sau đây phù hợp với lời Phật dạy:
A. Không làm gánh nặng cho người cư sĩ với sự đòi hỏi món nầy món kia /
B. Ăn uống tiết độ /
C. Ăn uống sự chơn chánh quán tưởng (để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc.") /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2:D
Trắc nghiệm 3. Câu chuyện nào sau đây có ghi trong kinh điển?
A. Tôn giả Mahakala nhìn thấy tử thi biến tướng khai triển tuệ giác đắc chứng đạo quả /
B. Tôn giả Maha Moggallana thành tựu thiền chứng từ đó chứng ngộ tuệ giác tối thượng /
C. Tỳ kheo Devadatta mỗi ngày nhận được nhiều lễ phẩm cúng dường từ vua Ajatasattu. Đức Phật nhân đó dạy rằng lợi danh đó sẽ đưa vào đoạ lạc /
D. Cả ba chuyên trên đều có trong kinh
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây được xem là yếu tính quan trọng để nói về trung đạo?
A. Tu vui hay tu khổ /
B. Đời sống có tiện nghi hay không tiện nghi /
C. Nếp sống có thích hợp cho sự tiến bộ tinh thần (dẫn đến giác ngộ giải thoát) /
D. Lối sinh hoạt có được quần chúng tán thưởng hay không tán thưởng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:C
Trắc nghiệm 3. Câu chuyện nào sau đây có ghi trong kinh điển?
A. Tôn giả Mahakala nhìn thấy tử thi biến tướng khai triển tuệ giác đắc chứng đạo quả /
B. Tôn giả Maha Moggallana thành tựu thiền chứng từ đó chứng ngộ tuệ giác tối thượng /
C. Tỳ kheo Devadatta mỗi ngày nhận được nhiều lễ phẩm cúng dường từ vua Ajatasattu. Đức Phật nhân đó dạy rằng lợi danh đó sẽ đưa vào đoạ lạc /
D. Cả ba chuyên trên đều có trong kinh
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây được xem là yếu tính quan trọng để nói về trung đạo?
A. Tu vui hay tu khổ /
B. Đời sống có tiện nghi hay không tiện nghi /
C. Nếp sống có thích hợp cho sự tiến bộ tinh thần (dẫn đến giác ngộ giải thoát) /
D. Lối sinh hoạt có được quần chúng tán thưởng hay không tán thưởng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:C
No comments:
Post a Comment