Monday, April 1, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 2 tháng 4, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/4/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.33

xxxv) Bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã thuyết thủ (cattāri upādānāni — kāmupādānaṃ, diṭṭhupādānaṃ, sīlabbatupādānaṃ, attavādupādānaṃ).

Thủ - upādāna là chấp chặt.  
Dục thủ - kāmupādāna – là bám chặt dục lạc
Kiến thủ - diṭṭhupādāna -  cố chấp quan niệm sai lầm.
Giới cấm thủ - sīlabbatupādāna – là chấp trì những mê tín dị đoan.
Ngã luận thủ-  attavādupādāna – là sở chấp về bản ngã đối với năm uẩn giả hợp.
Theo giáo lý duyên khởi thì thủ sanh khởi do ái và chính thủ là động lực tạo ra nghiệp hữu.
Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn? Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.

Đoạn kinh sau đây trích từ Trung Bộ, kinh, bài 11. Tiểu kinh Sư tử hống:

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ; họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ.

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ.

Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị, không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.

Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ.

Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một Pháp và Luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị.

Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn loại chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm chủng, lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng, lấy xúc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên … lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên … lấy sáu nhập làm nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên … lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm duyên … lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm duyên … lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy thức làm duyên … lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm duyên … lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm duyên … lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm duyên … lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này lấy vô minh làm duyên … lấy vô minh làm nhân.

Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.


ÌI Thảo Luận: TT Tuệ Quyền điều hành

Thảo luận 1. Tại sao không có vô minh thủ mà thay vào đó là ngã luận thủ? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2 .Phải chăng trong đời sống hằng ngày thì thủ biểu tỏ rõ ràng hơn ái? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Phải chăng chính chấp thủ “biến ước muốn thành hành động”?. - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 4. Tại sao nay cả khi biết cái ta là ảo giác nhưng vẫn chấp ngã? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 5. Làm thế nào để hành giả “chận lại” ái không đậm đặc thành thủ? - ĐĐ Huy Niệm




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment