Saturday, April 6, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 6 tháng 4, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 6/4/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.37

xxxix) Bốn sự cúng dường thanh tịnh: Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường thanh tịnh, người nhận cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người nhận cúng dường thanh tịnh, người cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, cả người cúng dường và người nhận cúng dường đều không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường và người nhận sự cúng dường đều thanh tịnh (catasso dakkhiṇāvisuddhiyo. atthāvuso, dakkhiṇā dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. atthāvuso, dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati no dāyakato. atthāvuso, dakkhiṇā neva dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. atthāvuso, dakkhiṇā dāyakato ceva visujjhati paṭiggāhakato ca).

Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm bốn pháp dạy về đề tài nầy 
(VII) (78) Thanh Tịnh Thí
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh thí vật này. Thế nào là bốn?
Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, không thanh tịnh từ người cho, cũng không thanh tịnh từ người nhận. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, cũng thanh tịnh từ người nhận.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho có giới, theo thiện pháp, còn người nhận là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.
3. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là bố thí, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí ác giới, theo ác pháp, còn người nhận có giới, theo thiện pháp. Như vậy này các Tỷ-kheo, là bố thí, người nhận thanh tịnh, người cho không thanh tịnh.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho không thanh tịnh, và người nhận cũng không thanh tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho là ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho không thanh tịnh, người nhận cũng không thanh tịnh.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho thanh tịnh, người nhận cũng thanh tịnh?
Ở đây này các Tỷ-kheo, người bố thí có giới, theo thiện pháp, và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho thanh tịnh, và người nhận cũng thanh tịnh.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bố thí thanh tịnh này.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Khi cúng dường chư tăng đi khất thực mình không biết rõ vị nào lớn, vị nào nhỏ, vị nào tu lâu, nào mới tu như vậy có phước báu thù thắng chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 5. Làm phước với sự suy nghĩ cặn kẽ việc mình đang làm có phước nhiều hay ít? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. Làm phước với thái độ cầu toàn có phước thù thắng chăng? - TT Tuệ Quyền


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. . Trong kinh Cúng Dường Phân Biệt (Trung Bộ) Di mẫu Mahàpajapati Gotami tự tay trồng bông vải, tự tay dệt vải, may y cúng dường Đức Phật nhưng Đức Phật từ chối không nhận dù có nhiều lời cầu xin. Lý do nào Đức Phật từ chối không nhận y cúng dường của Di mẫu? 
A. Vì Đức Phật đã có y còn tốt / 
B. Vì Đức Phật không muốn Di mẫu cúng dường bằng tình thương của bà mẹ / 
C. Vì Đức Phật muốn Di mẫu nhận thức được “phước điền vô thượng của đại chúng tăng già” qua sự cúng dường vô phân biệt / 
D. Vì Đức Phật muốn Di mẫu tu thiền thay vì bố thí.


 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1 : C.

 Trắc nghiệm  2. Người cho thanh tịnh được hiểu với điều nào sau đây?
 A. Người bố thí là người có giới hạnh/ 
B. Vật thí phát sanh hợp đạo /
 C. Tâm thí cao thượng (thí dụ không cá nhân tuyển thí) /
 D. Cả ba điều trên


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm 3. Người nào sau đây trong cương vị người thọ thí khiến cho thí chủ được nhiều phước báu?
 A. Người thọ thí là người có địa vị cao trọng /
 B. Người thọ thí chỉ thọ dụng vật cúng đường vì nhu cầu chứ không tham đắm /
 C. Người thọ thí tụng nhiều kinh chú nguyện /
 D. Người thọ thí hưởng dụng vật cúng dường biết san sẻ với người khác


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D

Trắc nghiệm  4 : Khi cả hai người bố thí và người thọ thí đều không thanh tịnh thì kết quả là điều nào sau đây?
 A. Không có phước báu chi hết /
 B.Vẫn có phước nhưng không thù thắng / 
C. Nếu vật thí tốt thì mọi việc sẽ tốt /
 D. Quan trọng là nghi thức.


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4 : B.

Trắc nghiệm 5. Câu nào sau đây đúng theo Phật pháp? 
a. Cúng dường Đức Phật với thái độ “cá nhân tuyển thí” thì không phước báu nhiều bằng cúng dường đại chúng tăng già với tinh thần vô phân biệt thí / 
B. Ngay cả khi Phật Pháp suy tàn chư vị xuất gia chỉ còn giữ ngũ giới với miếng vải vàng trên vai. Nếu có người nào mời thỉnh bốn vị trở lên về nhà với tác ý cúng dường đại tăng thì phước báu vẫn thù thắng như cúng dường chư tăng lúc Phật Pháp hưng thịnh / 
C. Trong thiền định tâm xả cao hơn tâm hỷ, trong việc tạo phước hằng ngày tâm hỷ tạo nhiều phước hơn tâm xả /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


 TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số 5 : D .







No comments:

Post a Comment