Friday, April 5, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 5 tháng 4, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 5/4/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.36

xxxviii) Bốn phương cách được tự thể mới: Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình, không do ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của người khác, không do ý chí của mình. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình và ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được không do ý chí của mình, không do ý chí của người khác(cattāro attabhāvapaṭilābhā. atthāvuso, attabhāvapaṭilābho, yasmiṃ attabhāvapaṭilābhe attasañcetanāyeva kamati, no parasañcetanā. atthāvuso, attabhāvapaṭilābho, yasmiṃ attabhāvapaṭilābhe parasañcetanāyeva kamati, no attasañcetanā. atthāvuso, attabhāvapaṭilābho, yasmiṃ attabhāvapaṭilābhe attasañcetanā ceva kamati parasañcetanā ca. atthāvuso, attabhāvapaṭilābho, yasmiṃ attabhāvapaṭilābhe neva attasañcetanā kamati, no parasañcetanā.).
Chuyển hoá bản thân - attabhāvapaṭilābhā – là cách thay đổi chính mình. Mỗi chúng sanh vốn là sự hiện hữu của nghiệp quả và thói quen. Để thay đổi cần tìm phương cách thích hợp.

Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm bốn pháp dạy về đề tài nầy (chữ ngã tánh trong bản dịch nên được hiểu là bản tánh của cá nhân. Từ vựng chính xác là “tự hữu hay tự thể -attabhava” ):

(II) (172) Ðược Ngã Tánh

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh. Thế nào là bốn?

Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

2. Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có cách được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

3. Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này?

- Này Sàriputta, hạng chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, đã trở lui lại trong trạng thái này? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung từ bỏ thân ấy, đã không trở lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này?

4. - Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.

5. Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái) ấy, nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.
Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy ... đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Bản dịch của bài kinh rất tối nghĩa.

5 điểm cần hiểu từ bài kinh nầy:

       *Mỗi chúng sanh đều có bản tánh riêng do nghiệp quá khứ và tập khí (thói quen nhiều đời)

        *Chúng sanh thay đổi trong đời hiện tại do hành vi tạo tác (bản dịch: ngã tư tâm sở)

        *Thay đổi do ảnh hưởng từ người khác (bản dịch: tư tâm sở của người khác) là sự đào tạo do giáo dục, sống trong môi trường cho chính sách của giới cầm quyền...

         *Trường hợp “thay đổi không do bản thân cũng không do người khác, rất hiếm hoi, là trường hợp vị A na hàm chứng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây chính là điểm mà bài kinh trích từ Tăng Chi Bộ làm sáng nghĩa. 


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Khái niệm về cá tánh (personality) hay đa nhân cách (multipersonality) trong tâm lý học Tây phương có ghi nhận tương tự trong Phật học chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  2. Câu Phật ngôn: Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược. Chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trược (Attanā va kataṃ pāpaṃ / Attanā saṅkilissati / attanā akataṃ pāpaṃ / attanā va visujjhati / suddhi asuddhi paccattaṃ / nāñño aññaṃ visodhaye) có mâu thuẫn với câu: có những bản tánh tạo nên bởi sự tạo tác của của người khác (attabhāvapaṭilābhe parasañcetanāyeva kamati) ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Nếu một người nhận thấy bản thân có những tánh xấu như ganh tị, thù vặt... và muốn thay đổi. Người đó có thể làm những hạnh lành như bố thí, trì giới để thay đổi cá tính chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Xin giải thích trường hợp thứ tư:“ vị A na hàm chứng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. thay đổi không do bản thân cũng không do người khác”? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment