Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/4/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP NĂM CHI 5.17
Xix) Năm tâm hoang vu: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo nghi ngờ … đối với Pháp … đối với Tăng … đối với học Pháp …
Lại nữa vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm. (pañca cetokhilā. idhāvuso, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati. yo so, āvuso, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, ayaṁ paṭhamo cetokhilo. puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu dhamme kaṅkhati vicikicchati ... pe ... saṅghe kaṅkhati vicikicchati... sikkhāya kaṅkhati vicikicchati... sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto. yo so, āvuso, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, ayaṁ pañcamo cetokhilo).
Năm trạng thái tâm hoang vu được giảng rõ trong Trung Bộ, bài kinh 16, Kinh Tâm hoang vu:
—Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra.
Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín … (như trên) … Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín … (như trên) … Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín … (như trên) … Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ.
Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Trong Kinh Tăng Chi có Phật ngôn: Như Lai không thấy gì có lợi ích lớn hơn là tâm khéo tu tập. (Ngược lại) Như lai không thấy có gì bất lợi lớn hơn tâm không khéo tu tập. Đối với người hành trình trên đường giác ngộ giải thoát thì cần áp dụng câu Phật ngôn đó thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Thế nào là sự khác biệt giữa lòng tin đối với cá nhân một tu sĩ và niềm tin đối với đại chúng tăng già? - TT Pháp Tân
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Tâm hoang vu trong bài học hôm nay mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Tâm không có niềm tịnh tín ở Tam Bảo /
B. Tâm không khẳng định được giá trị của những gì mình đang thực hành /
C. Tâm có nhiều phiền hà, bực bội đối với các bậc đồng tu /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án Trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Người nào sau đây có thể gọi là thành tựu được niềm tịnh tín đối với Đức Phật?
A. Hiểu rõ ân đức của Phật (là bậc ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc ...) đặc biệt là tin vào sự giác ngộ của Đức Phật/
B. Luôn tin rằng Đức Phật là sự nương tựa cao cả nhất chứ không phải “đụng đâu tin đó”/
C. Tin rằng Đức Phật là bậc đạo sư /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây là biểu thị của một niềm tin không thể gọi là tịnh tín đối với Pháp bảo?
A. Tán thán mạnh mẽ một pháp môn trong lúc bài xích những pháp tu khác /
B. Không cẩn trọng khi trích thuật hay giảng dạy Phật Pháp /
C. Không nhận thức được sự giác ngộ giải thoát là mục đích chân thực của giáo pháp
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3:
Trắc nghiệm 2. Người nào sau đây có thể gọi là thành tựu được niềm tịnh tín đối với Đức Phật?
A. Hiểu rõ ân đức của Phật (là bậc ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc ...) đặc biệt là tin vào sự giác ngộ của Đức Phật/
B. Luôn tin rằng Đức Phật là sự nương tựa cao cả nhất chứ không phải “đụng đâu tin đó”/
C. Tin rằng Đức Phật là bậc đạo sư /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây là biểu thị của một niềm tin không thể gọi là tịnh tín đối với Pháp bảo?
A. Tán thán mạnh mẽ một pháp môn trong lúc bài xích những pháp tu khác /
B. Không cẩn trọng khi trích thuật hay giảng dạy Phật Pháp /
C. Không nhận thức được sự giác ngộ giải thoát là mục đích chân thực của giáo pháp
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3:
No comments:
Post a Comment