Wednesday, April 17, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 18-4-2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/4/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP NĂM CHI phần 5.6

Vi) Năm triền cái: Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi triền cái (pañca nīvaraṇāni — kāmacchandanīvaraṇaṁ, byāpādanīvaraṇaṁ, thinamiddhanīvaraṇaṁ, uddhaccakukkuccanīvaraṇaṁ, vicikicchānīvaraṇaṁ).

Pháp cái - nīvaraṇa – nghĩa là pháp ngăn ngại. (Chữ “triền” có nghĩa là cột trói là từ thêm vào). Đây là năm phiền não tự nhiên của chúng sanh trong dục giới. Khi tu tập thiền chỉ thì những phiền não nầy là pháp ngăn ngại năm chi thiền: tầm, tứ, hỷ, lạc. định.
Khi tâm bị tham dục chi phối do thèm muốn các đối tượng sai khác, thì không thể tập trung vào một đối tượng duy nhất (tham dục ngăn ngại định). Khi tâm bị nhiễm độc bởi sân thì không thể sinh khởi hỉ lạc (Sân hận ngăn ngại hỷ). Khi tâm bị hôn trầm, thùy miên chi phối, thì trở thành thụ động khó điều hướng (hôn trầm, thuỳ miên ngăn ngại tầm). Khi bị trạo hối quấy nhiễu, thì tâm trở nên bất an, lăng xăng (trạo hối ngăn ngại lạc). Sự lưỡng lự phân vân khiến tâm không thể khắn khít với đề mục niệm (nghi hoặc ngăn ngại tứ).
Kinh Tương Ưng nêu những ví dụ về 5 triền cái: Tham dục được ví như một tô nước có trộn lẫn các màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Sân được ví như một nồi nước đang đun sôi sùng sục. Hôn trầm được ví như một hồ nước bị rong rêu che phủ. Trạo hối được ví như một hồ nước bị gió chao làm cho nổi sóng. Nghi được ví như một hồ nước bị khuấy bùn đục ngầu. (Tương Ưng bộ kinh, Chương II, phẩm VI, mục 55)


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

   Trắc nghiệm 1. Pháp cái -nīvaraṇa – đồng nghĩa với từ nào sau đây?
 A. Trói buộc / 
B. Ngăn ngại /
 C. Chi phối /
 D. Huỷ diệt

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1:B

Trắc nghiệm  2. Tại sao dục tham ngăn ngại định? 
A. Vì ham muốn tạo nên vọng móng / 
B. vì ham muốn là tội lỗi /
 C. Vì ái dục là nguyên nhân của đau khổ /
 D. muốn tu phải diệt dục

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : .A

Trắc nghiệm 3. Sân độc cái ngăn ngại pháp nào sau đây? 
A. Tầm 
/ B. Hỷ /
 C. Tứ / 
D. Định

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3:B

Trắc nghiệm 4. Tầm – hay là khả năng hướng tâm đến đề mục tu tập định - bị ngăn ngại bởi pháp cái nào sau đây? 
A. Sân độc /
 B. Trạo hối /
 C. Nghi hoặc/
 D. Hôn trầm thuỵ miên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Trạo hối được hiểu bao gồm điều nào sau đây? 
A. Ân hận / 
B. Tiếc nuối /
 C. Hối quá / 
D. Cả ba câu trên


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5:D

Trắc nghiệm 6. Thói quen nghi hoặc thường khiến chúng ta rơi vào điều nào sau đây? 
A. Không dứt khoát /
 B. Thiếu khắn khít / 
C. Không nhập cuộc dễ dàng /
 D. Cả ba A, B, C


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 6:D

 Trắc nghiệm 7. Niệm tâm từ có thể giúp hành giả hoá giải pháp cái nào sau đây? 
A. Tham dục cái /
 B. Sân độc cái / 
C. Hôn thuỵ cái / 
D. Trạo hối cái / 
E. Nghi hoặc cái

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 7: B

Trắc nghiệm 8. Quán bất tịnh có thể giúp hành giả hoá giải pháp cái nào sau đây?
 A. Tham dục cái / 
B. Sân độc cái / 
C. Hôn thuỵ cái /
 D. Trạo hối cái /
 E. Nghi hoặc cái

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 8: A

Trắc nghiệm 9. Đi kinh hành, chú mục vào ánh sáng có thể giúp hành giả hoá giải pháp cái nào sau đây?
 A. Tham dục cái / 
B. Sân độc cái / 
C. Hôn thuỵ cái 
/ D. Trạo hối cái /
 E. Nghi hoặc cái


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 9: C

Trắc nghiệm 10. Tham vấn bậc thiện trí, nghe pháp - một cách đặc biệt - có thể giúp hành giả hoá giải pháp cái nào sau đây? 
A. Tham dục cái / 
B. Sân độc cái / 
C. Hôn thuỵ cái / 
D. Trạo hối cái /
 E. Nghi hoặc cái


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 10: E

No comments:

Post a Comment